Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư

PV - 08:05, 16/11/2023

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại San Francisco, trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, với chủ đề "Phát triển bền vững và bao trùm", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, hiện nay, khi kinh tế toàn cầu đối mặt với làn sóng mới của chủ nghĩa bảo hộ, những thách thức từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, xung đột địa chính trị, APEC chính là nơi để chúng ta cùng tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng, giải pháp mới. APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên chặng đường mới, đặc biệt là sẽ khôi phục và củng cố niềm tin vào tự do thương mại và đầu tư.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, APEC cần tái khẳng định cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế quốc tế, ủng hộ một nền kinh tế thế giới mở, bao trùm và bền vững. Bảo đảm lợi ích từ thương mại được phân phối rộng khắp và bình đẳng trong xã hội. Tự do thương mại và đầu tư sẽ giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nâng cao sức cạnh tranh, tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2023 là cơ hội gặp mặt của các doanh nghiệp năng động, nhiệt huyết và sáng tạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là dịp quan trọng để cùng chia sẻ tầm nhìn và tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề lớn, cấp bách, chiến lược đối với tương lai của khu vực và thế giới.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, kinh tế thế giới hiện nay đang có những mâu thuẫn lớn, đó là: kinh tế tăng trưởng, của cải ngày càng nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng; sau hơn ba thập kỷ thế giới hưởng lợi từ toàn cầu hoá và hình thành nên mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau thì xu thế bảo hộ, phân tách lại gia tăng mạnh mẽ; khoa học-công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, với sức ảnh hưởng lan rộng toàn cầu nhưng khung khổ thể chế vẫn cơ bản giới hạn ở tầm quốc gia; khoa học-công nghệ đem đến cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường; chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng khuyến khích tiêu dùng, thậm chí tiêu dùng quá mức nhưng lại không thể huy động đủ nguồn lực cho các Mục tiêu phát triển bền vững.

Để giải quyết căn bản những mâu thuẫn nêu trên, để tiếp tục theo đuổi những mục tiêu cao cả đã đề ra, Chủ tịch nước cho rằng, cần một tư duy mới bao trùm, hài hòa và nhân văn. Trong đó, phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thước đo thành công của một nền kinh tế không chỉ là quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP mà phải tính đến phúc lợi người dân được hưởng và tác động đến môi trường cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng, khai thác tài nguyên cần được thay thế bằng mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững hơn. Ở phạm vi quốc gia, các chính sách phát triển kinh tế không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn nâng cao chất lượng việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động, góp phần bảo tồn môi trường sinh thái. Ở tầm khu vực và toàn cầu, hợp tác giữa các quốc gia không chỉ hướng đến cắt giảm khí thải, chuyển đổi năng lượng sạch, mà cần tạo điều kiện để các nước đang phát triển mở rộng quy mô nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển. Và cuối cùng, tại mỗi doanh nghiệp, triết lý kinh doanh mới là, gắn kết lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước nêu rõ, duy trì nền kinh tế thế giới mở, kết nối song hành với bảo đảm an ninh kinh tế của các quốc gia. Đại dịch Covid-19 và những bất ổn vừa qua làm hiện rõ sự mong manh của nền kinh tế và chuỗi cung ứng trước các cú sốc. Bảo đảm ổn định và an ninh kinh tế là nhu cầu chính đáng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, gia tăng bảo hộ, phân tách thị trường sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu và đảo ngược những thành tựu đã đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để tăng cường khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng, xây dựng hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu minh bạch, bình đẳng, bảo đảm cân bằng lợi ích của tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ.

Nêu rõ, quản trị toàn cầu về công nghệ (nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học) không chỉ hướng đến quản lý sự phát triển của các loại công nghệ, mà còn phải giải quyết các hệ quả kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị từ quá trình này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc định hình luật lệ, quy định, tiêu chuẩn chung phải tính đến trình độ phát triển của mỗi quốc gia, bảo đảm tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ và mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ tiến bộ khoa học-công nghệ. Đồng thời, cần bảo đảm cân bằng giữa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học-công nghệ với bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia.

Theo Chủ tịch nước, cần ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm. Thế giới đã đi qua hơn nửa chặng đường của các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, nhưng khoảng cách giữa cam kết và thực thi còn quá xa. Với cách làm như hiện nay thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2065, tức là chậm hơn 35 năm so kế hoạch ban đầu. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính công, tư, trong nước và quốc tế cũng như đóng góp của các tổ chức và người dân. Các nước đang phát triển mở rộng quy mô nền kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển. Và cuối cùng, tại mỗi doanh nghiệp, triết lý kinh doanh mới là, gắn kết lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị, cần thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh kinh tế, đặc biệt là nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế thành viên và các doanh nghiệp trong khu vực trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. APEC là diễn đàn để các nền kinh tế tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn và bảo đảm hoạt động thông suốt của các chuỗi cung ứng khu vực. Bên cạnh đó, hợp tác về an ninh lương thực, an ninh năng lượng và kết nối thương mại nhằm đa dạng hóa nguồn cung cũng sẽ góp phần củng cố an ninh kinh tế của các thành viên….

Trước những thách thức to lớn mà chúng ta đang đối mặt, Chủ tịch nước kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Nhà nước trong thực hiện cam kết về phát triển bền vững, theo đuổi các mục tiêu dài hạn về kinh tế, môi trường và xã hội; tăng cường đầu tư vào khoa học-công nghệ, đầu tư vào con người, đầu tư xây dựng các cộng đồng bao trùm, tự cường. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có dấu ấn của mình trong xã hội, xây dựng niềm tin và giá trị của thương hiệu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nêu bật quan điểm và chính sách phát triển của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tất cả người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải được tiến hành ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam đang triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp chính như sau.

Một là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Theo đó, trọng tâm là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, sạch, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người Việt Nam. Với những nỗ lực đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua; là một trong 3 quốc gia có thành tích vượt trội so mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.

Hai là, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; thúc đẩy chuyển đổi xanh hướng tới các mục tiêu, cam kết toàn cầu về khí hậu. Song song với hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, Nhà nước cũng nghiên cứu để bổ sung nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận các nguồn tài chính xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Ba là, tạo môi trường khuyến khích người nghèo, người yếu thế nỗ lực, tự vươn lên bằng chính sức của mình, hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ phân biệt trong xã hội. Người dân là mục tiêu, là chủ thể của phát triển, mọi chính sách và hoạt động tương lai phải hướng tới hạnh phúc của người dân. Việt Nam đang triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo và giáo dục nghề nghiệp bình đẳng, bao trùm, toàn diện; đồng thời tạo điều kiện để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với khoa học-công nghệ.

Chủ tịch nước mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong việc tham vấn, đề xuất chính sách và ý tưởng đầu tư mới; chuyển giao các giải pháp, công nghệ hiện đại, mô hình kinh tế mới; và thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển. Với chủ trương lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ cao và bảo vệ môi trường là tiêu chí hàng đầu, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực như: khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; linh kiện điện tử, ô-tô điện...; sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo; phát triển trung tâm tài chính, tài chính xanh; và công nghệ sinh học, y tế...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài; tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; cũng như bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Việt Nam nhìn nhận sự thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của chính mình, và thất bại của doanh nghiệp cũng là thất bại của nhà nước trong điều hành chính sách…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Kéo dài tuyến cao tốc Bắc-Nam thông tuyến tới tận mũi Cà Mau

Thủ tướng: Kéo dài tuyến cao tốc Bắc-Nam thông tuyến tới tận mũi Cà Mau

Nhắc lại câu thơ "Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, mỗi người Việt Nam và mỗi người nước ngoài tới Việt Nam đều muốn đặt chân đến Cà Mau – vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc và yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Bắc vào Nam kéo dài tới tận mũi Cà Mau.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 8 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 8 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.