Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành "chốt" tiến độ nhiều dự án quan trọng của ngành Giao thông vận tải

PV - 16:30, 27/10/2021

Làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đưa ra các mốc thời gian cần hoàn thành hay đưa vào vận hành đối với một số dự án như thu phí không dừng, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT bảo đảm tiến độ nhiều dự án quan trọng - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT bảo đảm tiến độ nhiều dự án quan trọng - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Ngày 27/10, tại trụ sở Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, trong đó, có việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và các dự án BOT.

Cùng dự có lãnh đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Quốc phòng, Công an, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn Viettel, Công ty thu phí tự động VETC.

Tiến triển của nhiều dự án

Báo cáo chung tình hình của ngành GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, trong tổng số 37 quy hoạch ngành quốc gia của cả nước, Bộ GTVT được giao lập 5 quy hoạch ngành quốc gia của 5 lĩnh vực. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng thẩm định nhà nước đã thẩm định thông qua cả 5 quy hoạch; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3 quy hoạch (đường bộ, cảng biển, đường sắt).

Dự kiến 10 tháng, Bộ GTVT giải ngân được 29.114 tỷ đồng, đạt 67,1%. Từ nay tới 31/1/2022, Bộ GTVT sẽ tiếp tục giải ngân khoảng 14.259 tỷ đồng. Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần, với tổng chiều dài 652,86km, năm 2021 hoàn thành 1 dự án, năm 2022 sẽ hoàn thành 4 dự án, năm 2023 hoàn thành 4 dự án, năm 2024 hoàn thành 2 dự án.

Báo cáo về tình hình thực hiện dự án thu phí tự động không dừng và dự án BOT, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết, đến thời điểm này, có 112 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trong đó Bộ GTVT quản lý 69 trạm, đã lắp đặt 351 làn, còn phải lắp 69 làn; địa phương quản lý 43 trạm, đã lắp 189 làn, còn phải lắp 62 làn. Một số trạm không triển khai hoặc lùi thời gian triển khai thu phí không dừng do có tính chất đặc thù. Khoảng 2 triệu phương tiện đã dán thẻ đầu cuối.

Trong quá trình vận hành hệ thống vẫn còn tồn tại một số lỗi, bất cập gây bất tiện cho chủ phương tiện tham gia dịch vụ như xe qua trạm phải trả tiền mặt trong khi tài khoản giao thông vẫn trừ tiền, nhiều phương tiện chưa đủ điều kiện (chưa dán thẻ hoặc dán thẻ mà không nạp tiền hoặc thiếu tiền) vẫn đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng…

Bộ GTVT đã giao thanh tra Bộ GTVT thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm, rà soát toàn bộ quá trình triển khai thực hiện để có các điều chỉnh, khắc phục kịp thời các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ tập trung rà soát, kịp thời khắc phục các lỗi trong quá trình vận hành hệ thống. Chỉ đạo các nhà đầu tư BOT lắp đặt các làn thu phí còn lại đảm bảo tại mỗi trạm thu phí chỉ tồn tại 01 làn của thu phí hỗn hợp tại mỗi chiều xe chạy.

Về tình hình triển khai dự án BOT, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, đến nay, Bộ GTVT đã huy động được khoảng 218.022 tỷ đồng để đầu tư 69 dự án theo phương thức PPP (hoàn thành đưa vào khai thác 66 dự án với tổng mức đầu tư 206.509 tỷ đồng, đang triển khai đầu tư 3 dự án với tổng mức đầu tư 11.432 tỷ đồng).

Tháng 12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng thuận giao Bộ GTVT nghiên cứu xem xét việc tăng giá/phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Thực hiện chỉ đạo, Bộ GTVT đã nghiên cứu, đánh giá tác động của việc tăng giá và xây dựng lộ trình áp dụng, ưu tiên một số dự án có doanh thu sụt giảm lớn trong năm 2021. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4/2021, do dịch COVID-19 bùng phát, Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư tiếp tục lùi thời hạn tăng giá/phí. Với tình hình hiện nay của dịch COVID-19, Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng cục ĐBVN phối hợp doanh nghiệp BOT nghiên cứu, xây dựng lộ trình để áp dụng mức phí điều chỉnh trong thời gian tới.

Báo cáo thêm về vấn đề thu phí không dừng, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) cho biết, trong tổng số 97 tuyến đường thì 83 tuyến đã lắp đặt hệ thống thu phí không dừng. 14 tuyến chưa lắp đặt do các yếu tố đặc thù như doanh thu quá thấp, thời gian thu phí còn lại dưới 3 năm, đặc biệt có 4 dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chưa triển khai do vướng mắc về nguồn vốn, phải chờ cấp có thẩm quyền quyết định tái cơ cấu các dự án của VEC.

Phản ánh thực tế có tình trạng xe đã dán thẻ nhưng không qua được trạm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Đỗ Minh Phương góp ý, cần ban hành tiêu chuẩn công nghệ chung đối với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng và chế tài cụ thể. “Nhiều nước không cần lập trạm mà xe chỉ chạy trên đường là đã thu được phí”. Ông đề xuất cho phép các nhà cung cấp dịch vụ được tiến hành các chương trình khuyến mại, hỗ trợ các phương tiện. Ông khẳng định, Viettel có thể lắp đặt cho 30 trạm trong vòng 6 tháng.

Theo ông Phạm Đức Minh, Tổng Giám đốc VETC, việc thu phí không dừng hoạt động khá hiệu quả, “nhất là vào dịp lễ, trước đây, có trạm phải xả trạm 12 lần trong một ngày vào dịp lễ thì mới thông xe được, nhưng năm vừa qua, chỉ phải xả 1-2 lần”. Ông phản ánh, đa số khách hàng là doanh nghiệp hiện chưa mặn mà với thu phí không dừng và đề xuất có chế tài xử phạt xe không dán thẻ đi vào làn thu phí không dừng.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Hoàn thành nghiệm thu, bàn giao, vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông trước 10/11/2021

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành bày tỏ vui mừng trước khí thế làm việc của Bộ GTVT trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch mới là nhiệm vụ khó khăn thì đến nay, Bộ GTVT đã “đi trước” các bộ, ngành trong lĩnh vực này, hoàn thành và được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua cả 5 quy hoạch ngành quốc gia (quy hoạch đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển, đường thủy). Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt các quy hoạch mạng lưới đường sắt, đường bộ, cảng biển… Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm tới. Bởi hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng, “hạ tầng giao thông đi đến đâu thì kinh tế phát triển đến đó”. “Chính phủ đánh giá rất cao các đồng chí đã tập trung công sức để xây dựng được 5 quy hoạch này”.

Các công trình trọng điểm quốc gia cũng được Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo sát sao. Phó Thủ tướng lấy ví dụ như dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, hiện tiến độ thi công rất tốt. Với chiều dài hơn 650 km, hiện nay dự án đã gần như hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. “Hồi tháng 4/2021, khi tôi mới nhận nhiệm vụ, các đồng chí báo cáo tôi là dự án thiếu khoảng 65 triệu m3 đất đắp nền thì tới nay cơ bản các đồng chí giải quyết xong”. Theo tiến độ hiện nay, dự án có thể hoàn thành cơ bản vào năm 2023. Các công trình khác cũng có tiến triển tốt. Đặc biệt, trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế, chúng ta vẫn giữ được huyết mạch chính cho lưu thông hàng hóa.

Trong giai đoạn tới, một trọng những đột phá được xác định là hạ tầng giao thông. Vì vậy, nhiệm vụ của Bộ GTVT rất lớn mà theo Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII, tới năm 2025, phải hoàn thành 2.000km cao tốc cũng như hoàn thành các cảng hàng không, cảng biển… “Cũng có những lúc các đồng chí gặp rất nhiều khó khăn, tôi vẫn động viên anh em là bây giờ các đồng chí muốn làm nhanh, làm mạnh thì phải làm đúng”, Phó Thủ tướng bày tỏ. Nếu công trình giao thông gặp “vấn đề”, phải thanh kiểm tra thì sẽ phải dừng toàn bộ.

Gợi mở một số công việc thời gian tới, Phó Thủ tướng nêu rõ, 5 quy hoạch ngành quốc gia sau khi đã phê duyệt thì cần khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; công bố công khai, thông tin tuyên truyền rộng rãi và có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, từ đó, các địa phương chủ động trong thu hút đầu tư, tạo ra nguồn lực rất lớn, góp phần thay đổi diện mạo đất nước. “Bây giờ có quy hoạch cảng nhưng không có nhà đầu tư vào thì cũng không được khi mà chúng ta chủ yếu sử dụng hình thức PPP, hoặc nhà đầu tư tư nhân đầu tư trực tiếp”.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ GTVT cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn 2 của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông với chiều dài khoảng 750km, theo đó, cần rút kinh nghiệm trong triển khai các đoạn tuyến giai đoạn 2017-2021 trong công tác mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu.

“Cần đưa rõ mốc hoàn thành dự án như một tiêu chí trong hồ sơ mời thầu. Chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào công tác tư vấn, thiết kế, chuẩn bị đầu tư để rút ngắn công đoạn này. Mục tiêu là phải khởi công toàn tuyến trước 31/12/2022, hoàn thành trước tháng 6/2025”.

Đối với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao cho Thành phố Hà Nội trước ngày 10/11/2021 để đưa vào khai thác, sử dụng.

Đồng thời, Bộ GTVT hỗ trợ Hà Nội, TPHCM đẩy nhanh tiến độ, triển khai mới thêm các tuyến đường sắt đô thị, phấn đấu từ nay đến 2025 có thể khánh thành, đưa vào sử dụng thêm một số tuyến.

Phó Thủ tướng cũng nhắc Bộ GTVT thúc đẩy dự án sân bay Long Thành, để làm sao có thể khánh thành vào năm 2025 như mục tiêu đề ra. “Việc gì đã chuẩn bị xong thì cho khởi công trước”.

Cuộc họp về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GTVT, trong có việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và các dự án BOT - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Cuộc họp về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GTVT, trong có việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và các dự án BOT - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Dứt điểm việc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc trước tháng 3/2022

Về vấn đề thu phí không dừng, Phó Thủ tướng nêu rõ, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự thuận tiện, lợi ích, văn minh, tiết kiệm. Tuy nhiên, đến nay, công việc này chưa đạt yêu cầu đề ra.

Do đó, Bộ GTVT cần quyết liệt hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để sớm hoàn thành. Khẩn trương lắp đặt hệ thống thu phí không dừng đối với các trạm còn lại, từ nay đến hết tháng 11, hoàn thành ký hợp đồng, chọn được nhà thầu. Phấn đấu đến tháng 3/2022, lắp xong toàn bộ tất cả các trạm trên hệ thống đường cao tốc toàn quốc.

Bên cạnh đó, đổi mới hình thức, tạo điều kiện lợi cho người dân trong sử dụng dịch vụ thu phí không dừng như mở tài khoản, dán thẻ… làm sao phấn đấu đến tháng 6/2020, phần lớn phương tiện (trên 90%) được dán thẻ.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân một cách linh hoạt, sáng tạo về việc dán thẻ thu phí không dừng. Ngay trong Quý I/2022, phấn đấu tất cả các tuyến cao tốc chỉ giữ lại 1 làn thu phí một dừng. Tiến tới lựa chọn một số tuyến cao tốc chỉ thu phí không dừng, đóng hoàn toàn việc thu phí thủ công. Bộ GTVT đề xuất cơ chế để các dự án đường bộ cao tốc triển khai trong thời gian tới đây phải có hệ thống thu phí không dừng.

Đề cập tới vấn đề giá/phí BOT, Phó Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ, hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp BOT.

Về nhiệm vụ trước mắt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần bảo đảm lưu thông hàng hóa, mở lại các tuyến giao thông như đường sắt, hàng không, đường bộ, vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. “Bộ GTVT cần theo dõi hàng ngày, đánh giá hàng tuần để có giải pháp phù hợp với tình hình, không để dịch bệnh bùng phát phức tạp”, Phó Thủ tướng yêu cầu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.