Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phiên họp lần thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

PV - 16:35, 12/03/2019

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV, ngày 12/3, tại Nhà Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Tham dự phiên họp có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Về phía Ủy ban Dân tộc có sự tham dự của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Sau kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại Phiên họp lần thứ 32 của UBTVQH gồm 10 chương, 121 điều, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhiệm vụ và quyền của người học, nhà giáo; trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang Nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp. Ảnh: TTXVN Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp. Ảnh: TTXVN

Báo cáo về một số vấn đề trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết: một số đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng cử tuyển; giao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương; có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển; có ý kiến đề nghị bỏ chính sách cử tuyển vì chất lượng đào tạo thấp. Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban đề nghị giữ quy định về chính sách cử tuyển, theo đó, đối tượng cử tuyển đối với học sinh các DTTS rất ít người; học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS; trách nhiệm của địa phương trong việc cử tuyển và phân công công tác cho đối tượng cử tuyển. Đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp để chính sách cử tuyển được triển khai thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả

Thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu băn khoăn nhất là Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thời gian qua cho thấy, sách giáo khoa không sử dụng được nhiều năm, nhiều lần, gây lãng phí rất lớn. Hơn nữa tình trạng sách tham khảo nhiều, rất khó khăn cho phụ huynh, học sinh trong việc lựa chọn. Vì vậy cần có quy định rõ ràng việc soạn thảo và ban hành sách giáo khoa vào trong Luật. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng, thời gian qua, dư luận xã hội bức xúc về tình trạng đạo đức một số nhà giáo xuống cấp, gây mất niềm tin trong Nhân nhân. Vì vậy, vấn đề đạo đức nhà giáo cũng cần được đưa vào Luật với những quy định khắt khe hơn.

Vấn đề chính sách cử tuyển vẫn được nhiều đại biểu kiến nghị tiếp tục triển khai thực hiện, nhưng thu gọn đối tượng, chỉ với những đối tượng đồng bào DTTS sống ở địa bàn ĐBKK, người DTTS rất ít người; thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.

Lý giải nguyên nhân vì sao, hiện nay vẫn còn nhiều học sinh DTTS bỏ học giữa chừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng là các cháu đang sinh sống tại địa bàn ĐBKK được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, khi địa phương ra khỏi diện ĐBKK thì các chính sách bị cắt nên nhiều cháu bỏ học. Vì vậy, cần có chính sách ưu tiên cho học sinh DTTS trong suốt quá trình học. Hoặc có thể tính toán, đối với địa bàn vùng DTTS, thì cả khu vực 1,2,3 đều được hưởng chính sách ưu tiên. Bên cạnh đó, cần đưa vào Luật, việc thực hiện các chính sách giáo dục cần căn cứ vào quyết định phân định vùng DTTS, miền núi... của Chính phủ.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hoan nghênh Ban soạn thảo, dưới sự chỉ đạo trưc tiếp của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Tuy vẫn còn một số ý kiến khác nhau nhưng sẽ tiếp tục hoàn thiện, xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu chuyên trách thời gian tới. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu ý kiến góp ý của các đại biểu. Việc biên soạn sách giáo khoa phải quy tụ được những người có trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn, có quá trình thực tiễn, có chính sách đãi ngộ để tránh độc quyền. Về chính sách cử tuyển, cần quan tâm đến học sinh DTTS vùng ĐBKK. Tiếp tục hoàn thiện quy tắc ứng xử, đạo đức phong cách nhà giáo...

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Ngày 22/4/2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.
Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".
Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định phân bổ 4,86 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho huyện Nam Giang, để hỗ trợ xây dựng 81 nhà cho người dân.
Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 22/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.
Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Sỹ Hào - 6 giờ trước
Chiều 22/4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc lần thứ 20, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Trang địa phương - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 22/4, một lãnh đạo Sở Nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của UBND tỉnh, dự kiến sau sáp nhập, Đắk Lắk còn 67 đơn vị hành chính cấp xã.
Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 22/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng khóa XXII đã ban hành Nghị quyết thống nhất điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau đợt sắp xếp.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Pháp luật - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo trên mạng đã lợi dụng nhu cầu du lịch tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Photo - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.