Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Minh Khánh - 18:30, 30/06/2023

Xuất phát điểm thấp, nhiều khó khăn, nhưng xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang tự tin trên con đường về đích Nông thôn mới (NTM). Thành công của xã Hùng Mỹ là minh chứng cho việc tập hợp tốt sức mạnh đại đoàn kết, phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của người dân, dựa vào sức dân để xây dựng NTM.

Nhân dân thôn Hùng Dũng tham gia san nền chuẩn bị xây dựng Nhà văn hóa thôn
Nhân dân thôn Hùng Dũng tham gia san nền chuẩn bị xây dựng Nhà văn hóa thôn

Hùng Mỹ là xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Cách trung tâm huyện Chiêm Hóa 14 km, xã có tổng diện tích đất tự nhiên 6.541,39 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 565,14 ha; đất lâm nghiệp 5.485,4 ha, đất nuôi trồng thủy sản 54,39 ha, đất phi nông nghiệp 338,20 ha, đất chưa sử dụng 7,26 ha. Xã có 12 thôn, tổng số hộ 1.411 hộ với 6.121 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc cùng chung sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 87%.

Với đặc điểm vị trí địa lý, thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu thuận lợi, Hùng Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng NTM. Tuy nhiên, do xuất phát điểm xây dựng NTM thấp, trước năm 2011 khi bắt đầu triển khai thực hiện, xã Hùng Mỹ mới đạt 4 tiêu chí. Đời sống kinh tế của Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 61%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ; kết cấu hạ tầng còn kém đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế của Nhân dân tự phát và nhiều hạn chế, kinh doanh và dịch vụ chưa phát triển.

Đến cuối năm 2021, trước khi được bổ sung vào kế hoạch xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 xã Hùng Mỹ mới chỉ đạt 11/19 tiêu chí; còn 8 tiêu chí chưa đạt (gồm: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm).

Từ 2022, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao, kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, UBND xã đã sử dụng lồng ghép các ngồn vốn của nhiều Chương trình, dự án để xã Hùng Mỹ xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình đạt chuẩn NTM. Theo đó, Đảng ủy xã đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã, ban hành triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Vận dụng các cơ chế chính sách, lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong đó đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu, tiêu chí do Nhân dân thực hiện. Phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Mọi khoản đóng góp, quyền lợi và nghĩa vụ phải được công khai, minh bạch trước Nhân dân.

Theo đó, nhiều kết quả đạt được đã giúp cho xã Hùng Mỹ tiến tới đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023. Việc phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân đã được minh chứng qua nhiều hoạt động, phong trào, việc làm cụ thể. Điển hình như việc tổ chức vận động thành công Nhân dân tham gia đóng góp xây dựng mới 2 nhà văn hóa thôn Hùng Dũng và Hùng Mỹ.

Công trình Nhà văn hóa của thôn Hùng Dũng quy mô diện tích 300 m2 với 180 chỗ ngồi đang trong quá trình xây dựng
Công trình Nhà văn hóa của thôn Hùng Dũng quy mô diện tích 300 m2 với 180 chỗ ngồi đang trong quá trình xây dựng

Để hoàn thiện Tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa, thực hiện kế hoạch vốn năm 2022, UBND xã Hùng Mỹ được giao làm chủ đầu tư 2 nhà văn hóa thôn, thực hiện theo cơ chế đặc thù vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được phê duyệt tại Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND huyện Chiêm Hóa.

Ngay sau khi có quyết định phân bổ vốn đầu tư, UBND xã đã thành lập Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn, triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng nhà văn hóa 2 thôn Hùng Dũng và Hùng Tiến theo cơ chế đặc thù. Ban Phát triển hai thôn đã tổ chức họp thôn triển khai kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng và thống nhất lựa chọn mẫu Nhà văn hóa thôn thiết kế mẫu ban hành của Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang để thực hiện đầu tư xây dựng, với diện tích 300 m2, 180 chỗ ngồi.

Ban Quản lý xã và Ban Phát triển thôn đã tổ chức lập dự toán xây dựng theo hồ sơ thiết kế mẫu trình UBND xã thẩm định và phê duyệt, giá trị dự toán xây dựng trên 670 triệu đồng/Nhà văn hóa. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng/Nhà văn hóa, còn lại 370 triệu đồng Nhân dân đóng góp để xây dựng.

Để việc triển khai xây dựng Nhà văn hóa bảo đảm tiến độ, các thôn đã tiến hành họp dân bàn kế hoạch xây dựng Nhà văn hóa. Ban Công tác Mặt trận khu dân cư, Trưởng thôn và những Người có uy tín của thôn đã phối hợp vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng. Với mức đóng góp là 2.300.000 - 2.800.000 đồng/hộ, đến nay, Nhân dân đang đóng góp kinh phí đạt 60%, các thôn đang tiếp tục vận động. Sau hơn 2 tháng tổ chức thi công, đến nay, 2 Nhà văn hóa thôn đã hoàn thành trên tiến độ xây dựng đạt 95%.

Công trình Nhà văn hóa thôn đang được thi công xây dựng, dự kiến trong thời gian ngắn nữa sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công trình hoàn thành là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết, phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của người dân, dựa vào sức dân để xây dựng NTM tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 1 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 1 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 1 giờ trước
Việc phát triển nghệ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Thái Nguyên vươn mình, tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 2 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).