Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8

BDT - 23:55, 30/10/2024

Ngày 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại FII8.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa các vị Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp!

1. Tôi rất vui mừng cùng Quý vị tham dự Hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII 8) - được ví như Hội nghị "Davos trên sa mạc".

- Tôi đánh giá cao chủ đề "Chân trời vô tận: Đầu tư ngày hôm nay, định hướng cho ngày mai". Đây là cơ hội tốt để chúng ta cùng trao đổi, chia sẻ, đưa ra các sáng kiến hợp tác đầu tư, vượt qua mọi giới hạn để hướng đến tương lai phát triển bền vững, thịnh vượng.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

2. Thế giới ngày nay có xu hướng phân cực hóa về trật tự chính trị; đa dạng hóa về thị trường sản phẩm; xanh hoá về sản xuất kinh doanh; số hóa mọi hoạt động của con người, xã hội; ảnh hưởng đến mọi quốc gia, khu vực, mọi lĩnh vực, mọi người dân.

- Bối cảnh đó đòi hỏi tất cả chúng ta, mọi chủ thể liên quan phải cùng chung tay giải quyết với cách tiếp cận mang tính tổng thể, toàn dân, toàn diện và toàn cầu.

- Tất cả chúng ta đều ý thức rõ sự cần thiết phải đầu tư một cách có hiệu quả, có trách nhiệm, có định hướng cho tương lai, vì sự phát triển bền vững, bao trùm, toàn diện, thịnh vượng của các quốc gia, các dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn của mọi người dân.

- Trong đó, điều đặc biệt quan trọng là không chính trị hoá đầu tư phát triển; ở bất cứ nơi đâu cũng cần tập trung khuyến khích mọi khoản đầu tư cho phát triển, nhất là đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng quốc gia, dân tộc, từng chủ thể cùng vươn lên, hướng đến "Chân trời vô tận".

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

3. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn từ bên ngoài và bên trong, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị 40 năm chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận trong suốt 30 năm, Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi, kiên quyết, kiên trì, kiên định thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vươn lên thuộc nhóm 34 nền kinh tế lớn trên thế giới; nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, đã ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do, mở cửa thị trường với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 08 quốc gia, quan hệ Đối tác Chiến lược với 10 quốc gia, quan hệ Đối tác Toàn diện với 14 quốc gia; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức khu vực, quốc tế.

- Tại Hội nghị lần này, Việt Nam mong muốn các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư  phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển theo tinh thần "Đầu tư ngày hôm nay, định hướng cho ngày mai"; đặc biệt cần đồng hành hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy hợp tác, đầu tư tại các nước đang phát triển, các nước nghèo, "không để ai bị bỏ lại phía sau" trong một thế giới tốt đẹp.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

4. Vượt qua sự cách xa về địa lý, Việt Nam và các quốc gia khu vực Trung Đông nói chung cũng như Saudi Arabia nói riêng từ lâu đã có truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các quốc gia Trung Đông đều đặt Việt Nam vào vị trí ưu tiên trong "chính sách hướng Đông" của mình. Đây là nền tảng quan trọng để hai bên khai thác những tiềm năng, thế mạnh của nhau, bổ trợ cho nhau, đưa quan hệ lên tầm cao mới, toàn diện hơn, sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn cả về chính trị, kinh tế, đầu tư.

- Vừa qua, Việt Nam và Saudi Arabia đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 21/10/1999). Hai nước chúng ta có nhiều điểm tương đồng và có những thế mạnh có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau; đặc biệt hai bên đều quý trọng thời gian, trí tuệ, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu... Với vị trí địa lý thuận lợi, hai bên cần phối hợp chặt chẽ, cùng nhau trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Trung Đông. 

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

5. Việt Nam mong muốn các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư Saudi Arabia, Trung Đông và thế giới tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và với các đối tác Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực các Bạn có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, hạ tầng thông minh, quản trị thông minh…

- Việt Nam luôn kiên định chính sách tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, nhất là hợp tác công tư, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư.

- Việt Nam luôn đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, toàn cầu; không ngừng cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, ưu tiên các ngành, lĩnh vực mới nổi, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh.

- Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, logistics để tiết giảm chi phí, thời gian, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và hạ tầng y tế, giáo dục để bảo đảm phúc lợi cho nhà đầu tư.

- Việt Nam luôn hết sức quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Đồng thời, Việt Nam đầu tư củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc để bảo đảm an ninh, an toàn và gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, lâu dài, thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

6. Saudi Arabia có câu ngạn ngữ: "Một bàn tay không tạo nên tiếng". Việt Nam có tư tưởng Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công".

- Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư Saudi Arabia, Việt Nam nói riêng, Trung Đông và trên toàn thế giới nói chung, cùng đồng hành, phát huy tinh thần "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay", tăng cường hợp tác đầu tư với nhau, cùng nhau hướng đến "Chân trời vô tận", vì một thế giới phát triển an toàn, bền vững, thịnh vượng.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Chúc toàn thể quý vị mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.
Tin nổi bật trang chủ
Lào Cai: Theo dõi điều tiết, bảo đảm cung ứng con giống tái đàn khôi phục sinh kế sau mưa lũ

Lào Cai: Theo dõi điều tiết, bảo đảm cung ứng con giống tái đàn khôi phục sinh kế sau mưa lũ

Kinh tế - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sau mưa lũ, hiện nay các địa phương của tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung khôi phục sản xuất; việc bảo đảm đủ nguồn cung về cây, con giống có ý nghĩa hết sức quan trọng đáp ứng nhu cầu tái đàn, khôi phục sinh kế cho bà con nông dân.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Sáng 31/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang, đã diễn ra phiên họp trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Nguyễn Hoàng Triệu - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Trưởng ban Tổ chức Đại hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng 250 đại biểu chính thức là những Người có uy tín tiêu biểu, đại diện cho trên 33.000 đồng bào DTTS của 8 huyện, thị xã, thành phố.
Triển khai nhiều giáp pháp đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nơi vùng biên xứ Thanh

Triển khai nhiều giáp pháp đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nơi vùng biên xứ Thanh

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Sau những nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ở vùng đồng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn giảm nhưng không đáng kể, đặc biệt tình trạng này đang xảy ra chủ yếu tại khu vực các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Minh Triết - 4 giờ trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.
Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 5 giờ trước
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu"

Tin tức - Minh Thu - 5 giờ trước
Đây là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong tháng 12. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, tại Fesstival Hoa Đà Lạt năm nay, sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và ấn tượng.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 5 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.