Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Ông Tám "Hòa Hảo" – Người gieo mầm từ bi và thịnh vượng ở Ô Môn

Như Tâm - 8 giờ trước

Ông Tám "Hòa Hảo" tên thật là Nguyễn Văn Bi theo phật giáo Hòa Hảo. Ông là một trong những nông dân sản xuất giỏi, được chức sắc, cán bộ lãnh đạo địa phương, người dân ở phường Ô Môn, TP. Cần Thơ ghi nhận là biểu tượng sống động cho tinh thần "Đạo đời hòa quyện".

Ông Tám Bi luôn - Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Hòa Phát luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn khi có người cần giúp đỡ (Ảnh: Hạnh Nguyên)
Ông Tám Bi, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Hòa Phát luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn khi có người cần giúp đỡ. (Ảnh: Hạnh Nguyên)

Người gieo “hạt giống lành” giữa đời thường

Ông Nguyễn Văn Bi (SN 1960) hiện là Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Hòa Phát, trú tại phường Ô Môn, TP. Cần Thơ. Xuất thân từ một hộ gia đình nông dân, nên ông luôn nêu cao tinh thần học hỏi kinh nghiệm về tăng gia sản xuất hiệu quả; đồng thời tiên phong áp dụng kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, góp phần công cuộc chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của cả cộng đồng.                                             

Minh chứng từ mô hình sản xuất rau muống của gia đình ông Bi. Ban đầu, gia đình ông có 10 công (1ha) đất, sau khi đi tham quan mô hình trồng rau muống ở tỉnh An Giang và thấy hiệu quả kinh tế vượt trội, ông Bi mạnh dạn cải tạo đất, chuyển sang trồng rau muống theo hướng an toàn sinh học, sử dụng phân hữu cơ và áp dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại. 

Sau một thời gian, thấy hiệu quả rõ rệt, ông tiếp tục mua thêm 1ha nâng tổng diện tích sản xuất rau muống an toàn lên 2ha. Hiện mô hình của ông trở thành điểm tham quan học tập cho nông dân trong và ngoài phường.

Với mô hình rau an toàn, ông Tám Bi đã tạo việc làm cho nhiều thành viên của HTX Rau an toàn Hòa Phát (Ảnh: Hạnh Nguyên)
Với mô hình rau an toàn, ông Tám Bi đã tạo việc làm cho nhiều thành viên của HTX Rau an toàn Hòa Phát. (Ảnh: Hạnh Nguyên)

Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng/1.000m²/vụ mô hình trồng rau muống của ông Bi đạt năng suất 2,5 tấn/1.000m², giá bán bình quân 5.000 – 6.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận khoảng 7,5 triệu đồng/vụ. Một năm có thể canh tác 10 vụ , tổng lợi nhuận đạt khoảng 75 triệu đồng/1.000m²/năm – con số rất khả quan so với nhiều mô hình nông nghiệp khác.

Rau muống từ HTX Hòa Phát được tiêu thụ rộng rãi tại các chợ, siêu thị, bếp ăn tập thể và các công ty, nhờ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi ngày, cơ sở sản xuất của ông tạo việc làm ổn định cho 7 đến 10 lao động địa phương, với mức thu nhập 250.000 đồng/người/ngày.

Bên cạnh việc trực tiếp sản xuất, ông Bi tích cực phối hợp với Hội Nông dân các cấp và Trạm Khuyến nông để hướng dẫn bà con kỹ thuật, vận động chuyển đổi cây trồng, tăng năng suất, giảm chi phí và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, đến nay, tại khu vực Thới Hòa, hiện có 70 hộ trồng rau muống với sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 570 tấn/ tháng, tương đương 18 tấn/ngày. Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, người dân địa phương đã có thu nhập ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho cho gần 200 lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Với thành công từ mô hình sản xuất rau an toàn và sự tin tưởng của bà con, ông Tám Bi (tên thường gọi của ông) cho biết, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là các hội viên Hội Nông dân có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Tám Bi cùng các hội viên thu hoạch rau muống (Ảnh: Hạnh Nguyên)
Ông Tám Bi cùng các hội viên thu hoạch rau muống. (Ảnh: Hạnh Nguyên)

Lan tỏa tinh thần từ bi, tương thân tương ái

Là người con của Phật giáo Hòa Hảo, ông Tám Bi luôn tâm niệm rằng: Làm giàu không chỉ để cho mình, mà còn để giúp đời. Trong những năm qua, ông không ngừng đóng góp cho công tác phúc lợi xã hội tại địa phương: Năm 2024, ông hỗ trợ 500kg gạo trị giá 6 triệu đồng cho các hộ nghèo, vận động thêm 25 triệu đồng để giúp nông dân khó khăn; đồng thời vận động người dân và mạnh thường quân xây dựng 2km đường bê tông tuyến Rạch Chùa, trị giá 125 triệu đồng.

Năm 2025, ông tiếp tục vận động xây dựng hơn 10km đường nông thôn nối từ cầu Cam My đến cầu Rạch Ranh, khu vực Thới Hòa A; cùng với đó là xây 3 cây cầu Hy Vọng, nâng cấp đường dẫn cầu Ba Rích và cầu Cam My, với tổng chi phí khoảng 200 triệu đồng, phần lớn do ông đứng ra kêu gọi Nhân dân và mạnh thường quân chung tay đóng góp.

“Tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Cuộc sống càng có ý nghĩa, xã hội càng tốt đẹp hơn khi mọi người phát huy được lòng “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình” theo lời Bác Hồ đã dạy”, ông chia sẻ.

Trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ UBND TP. Cần Thơ, ông cho biết:  Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương các vị chức sắc, tín đồ các tôn giáo được tín nhiệm, tin tưởng, tôn trọng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, vật chất của người dân. Các vị gắn bó, vận động đồng bào đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.

 "Như ông Tám Bi, không chỉ là người nông dân giỏi mà ông còn là biểu tượng sống động cho tinh thần "Đạo đời hòa quyện". Những đóng góp thầm lặng của ông là minh chứng: Khi một người sống với tâm lành và trái tim yêu thương, họ có thể tạo ra những thay đổi tích cực, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng", Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khởi nêu ví dụ.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Tại xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (nay là xã Định Hoà, tỉnh An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, những năm gần đây đời sống của đồng bào đang từng ngày “thay da đổi thịt” với nhiều cây cầu mới, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa xóm nghèo. Góp phần tạo nên sự chuyển mình ấy là công lao thầm lặng nhưng to lớn của nhiều người dân và các chức sắc tôn giáo, trong đó nổi bật là Đại đức Trương Văn Tuấn, Phó Ban Trị sự chùa Tổng Quản (Wattsarây - Sunđây) một nhà sư tận tâm với đạo pháp, gần gũi với Nhân dân, luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đời.
Tin nổi bật trang chủ
Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 1 giờ trước
Là 1 trong 6 hội quán người Hoa có bề dày lịch sử gần 300 năm, đang hoạt động tại phường Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh. Hội quán Tuệ Thành với công trình nghệ thuật kiến trúc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, mỗi ngày tiếp đón gần 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.
Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Chiều 23/7, Chủ tịch UBND xã Ba Chúc (tỉnh An Giang) Võ Thanh Tuấn cho biết, sáng cùng ngày, trên địa bàn xã xuất hiện mưa lớn kèm lốc xoáy quét qua địa bàn các ấp Sóc Tức, Trung An và An Thạnh, làm thiệt hại 19 căn nhà, 1 trạm y tế và nhiều tài sản hư hỏng nặng. Phần lớn nhà bị hư hỏng là hộ đồng bào dân tộc Khmer.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 23/7, UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, hạ tầng giao thông. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 3 giờ trước
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.
Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm

Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm "khủng" trong các kỳ thi

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Bằng ý chí và khát vọng theo đuổi ước mơ, những học sinh vùng núi xứ Thanh đã vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực không ngừng để tỏa sáng trên hành trình tri thức.
Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Tin tức - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Mưa và dông lốc đã làm sập, tốc mái 9 nhà bè và nhiều lồng nuôi cá của các hộ dân ở làng chài trên lòng hồ Sê San, thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi.
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 6 giờ trước
Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.