Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nồng nàn hương sắc hoa cà phê

Lê Hường - 00:40, 27/02/2024

Những ngày đầu xuân, về các thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, qua những vườn cà phê, người đi đường sẽ được ngắm những những vườn, rẫy cà phê nở hoa trắng muốt. Hoa cà phê không chỉ đẹp, hương thơm dịu nhẹ, mà còn là món ăn, thức uống mới lạ, độc đáo.

Sau Tết Nguyên đán, hoa cà phê nở trắng nương rẫy, trên các sườn đồi, tạo nên những đồi tuyết tuyệt đẹp dưới ánh nắng vàng rực, những đàn ong di cư đổ về các rẫy cà phê tìm mật. Đây chính là mùa đẹp nhất Tây Nguyên.

Bà Lê Thị Hằng, xã Cư Klông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Để bảo vệ cây và bảo đảm khả năng nuôi trái, người trồng cà phê thường cắt tỉa bớt một số cành nhỏ, kể cả khi cà phê đang nở hoa, để cho cây được thoáng. Vì thế, đợt cắt cành dịp hoa nở đồng nghĩa với việc sẽ cắt đi một lượng lớn hoa cà phê.

Trước đây, số hoa cà phê người nông dân cắt tỉa sẽ bỏ đi, nhưng những năm gần đây, một số công ty, hợp tác xã đã nghiên cứu tận dụng hoa cà phê để làm trà. Tuy nhiên, người ta chỉ chọn hoa ở những vườn cà phê hữu cơ, an toàn để chế biến thành trà hoa cà phê.

Một số hình ảnh ghi nhận ở các thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Sau Tết Nguyên đán hoa cà phê nở trắng vườn rẫy ở Tây Nguyên
Sau Tết Nguyên đán hoa cà phê nở trắng vườn rẫy ở Tây Nguyên


Khi hoa nở, nhiều đàn ông di cư được đưa về khu vực có nhiều cà phê để lấy mật
Khi hoa nở, nhiều đàn ong di cư được đưa về khu vực có nhiều cà phê để lấy mật


Nông dân trồng cà phê đi thăm vườn, kịp thời chăm sóc cà phê đúng mùa vụ
Nông dân trồng cà phê đi thăm vườn, kịp thời chăm sóc cà phê đúng mùa vụ


Anh Lê Văn Vương hướng dẫn người dân thu hoạch những bông hoa cà phê không nuôi quả để làm trà
Anh Lê Văn Vương hướng dẫn người dân thu hoạch những bông hoa cà phê không nuôi quả để làm trà

Sở hữu vườn cà phê hữu cơ được cấp chứng nhận, anh Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Vương Thành Công, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu, sử dụng hoa cà phê chế biến thành trà.

Anh Vương chia sẻ: Thông thường sau khi thu hoạch, nông dân sẽ cắt tỉa cành chăm sóc cây, rồi tưới nước cho hoa bung nở, nhưng mình thì tưới nước cho hoa nở mới cắt tỉa cành, rồi thu hoạch hoa từ những cành cà phê cắt bỏ để làm trà. Các thành viên của công ty thu hoạch hoa từ 4h đến 8h sáng, khi những bông hoa nhỏ mới chúm nở, ong chưa còn chưa hút mật. 

Phơi hoa cà phê trên giàn lưới đảm bảo vệ sinh
Phơi hoa cà phê trên giàn lưới bảo đảm vệ sinh

“Trà hoa cà phê thơm dịu, vị dễ uống có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, uống trà hoa cà phê giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cà phê cũng mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, để làm trà hoa, vườn cà phê phải sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn”, anh Vương cho biết thêm.

Ngoài vườn cà phê của gia đình, anh Vương liên kết với nhiều hộ dân sản xuất cà phê theo quy trình hữu cơ trong tỉnh để có vùng nguyên liệu bảo đảm. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách thu hoạch, sơ chế, phơi sấy hoa cà phê bảo đảm chất lượng.

Trà hoa cà phê tác dụng thanh nhiệt cơ thể, uống trà hoa cà phê giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn
Trà hoa cà phê tác dụng thanh nhiệt cơ thể, uống trà hoa cà phê giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn

Hoa cà phê hương thơm nồng nàn, đặc trưng, hoa cà phê ngoài việc dùng làm trà, còn là món ẩm thực độc, lạ. Sáng tạo ra lẩu hoa cà phê thu hút nhiều thực khách, chị Nguyễn Thị Kim Thanh ở TP. Buôn Ma Thuột cho biết: Món ăn này chỉ có thể phục vụ khách vào mùa hoa cà phê nở từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Hoa cà phê được sử dụng làm lẩu là hoa tươi, thu hái khi hoa mới nở vẫn còn đọng lại vị ngọt của mật. 

Hoa cà phê rất dễ bay mùi, để làm ra món ăn giữ trọn mùi thơm hoa cà phê rất khó, mình dành nhiều thời gian vừa làm vừa nghiên cứu. Lẩu hoa cà phê là món ăn thuần chay, nên nước dùng cho lẩu có sự kết hợp của các loại rau củ hầm nhiều giờ để lấy vị ngọt thanh tự nhiên. Đồng thời, thêm một số loại trái cây để mùi thơm nồng nàn đặc trưng của hoa cà phê thêm đậm đà.

Chị Nguyễn Thị Kim Thanh sáng tạo món lẩu hoa cà phê độc lạ (Anh: Thu Thảo)
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh sáng tạo món lẩu hoa cà phê độc lạ. (Ảnh: Thu Thảo)

Nguyên liệu hoa cà phê làm lẩu, là những hoa không nuôi trái không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cà phê. Chị Thanh đang có một vườn cà phê khoảng 1 sào để cung cấp nguồn hoa sạch cho nhà hàng làm món lẩu. Ngoài ra, chị còn kết hợp với các nông trại trồng cà phê hữu cơ để có đủ nguồn liệu phục vụ thực khách vào dịp Tết.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Khám phá Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích

Khám phá Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích

Nằm trên địa phận 2 huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang, Tây Côn Lĩnh được coi là nóc nhà của vùng núi Đông Bắc, với độ cao 2.428m so với mực nước biển. Đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm chìm trong sương mù và mây giăng mắc bốn bề đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ngoạn mục như trong cổ tích.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 2 phút trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 3 phút trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 8 phút trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 4 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Công tác Dân tộc - Phương Nghi - 4 giờ trước
Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh An Giang có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 33,3%). Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phum sóc đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống của người dân đổi thay mạnh mẽ.
Những bác sĩ của đồng bào Raglay

Những bác sĩ của đồng bào Raglay

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglay ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 4 giờ trước
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.