Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nông dân Ukraine lo phá sản khi vào vụ thu hoạch

PV - 11:28, 12/07/2022

Hàng chục triệu tấn ngũ cốc vẫn mắc kẹt ở Ukraine, khiến nông dân nước này chồng chất nỗi lo trắng tay khi sắp bước vào vụ thu hoạch mới.

Cánh đồng lúa mì ở Ukraine vào mùa gặt
Cánh đồng lúa mì ở Ukraine vào mùa gặt

Nhà kho của Oleksandr Chubuk đáng lẽ lúc này phải trống không để chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới và lượng lúa mì từ vụ đông đã xuất khẩu xong ra nước ngoài. Tuy nhiên, các kho chứa của Chubuk ở miền trung Ukraine lại đang chất đầy lượng ngũ cốc mà ông không thể xuất đi vì ảnh hưởng từ cuộc xung đột với Nga.

Những cánh đồng lúa mì ở Ukraine đang chín dần, chẳng bao lâu nữa nông dân nước này sẽ bước vào vụ thu hoạch mùa thu. Chubuk dự kiến thu hoạch 500 tấn trong vụ này, nhưng đây là lần đầu tiên trong 30 năm làm nông dân, ông không biết nên làm gì với số lúa mì đó.

"Thứ tôi có duy nhất lúc này là hy vọng", Chubuk nói.

Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, xung đột với Nga đã khiến 22 triệu tấn ngũ cốc Ukraine bị mắc kẹt, gây ra khủng hoảng ở quốc gia vốn được mệnh danh là vựa ngũ cốc châu Âu, chuyên xuất khẩu lúa mì, ngô và dầu hướng dương ra thế giới.

Trước khi bùng nổ chiến sự, Ukraine có thể xuất khẩu 6-7 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng. Tuy nhiên, trong tháng trước, Ukraine chỉ xuất được 2,2 triệu tấn, theo Hiệp hội ngũ cốc Ukraine. Lãnh đạo hiệp hội Mykola Horbachov cho biết, Ukraine thường xuất khoảng 30% lượng ngũ cốc sang châu Âu, 30% đến Bắc Phi và 40% đến châu Á.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, chiến sự hiện đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều quốc gia đang phát triển và có thể làm trầm trọng thêm nạn đói, tác động lên đến 181 triệu người.

Horbachov cũng cảnh báo khủng hoảng có thể khiến nhiều nông dân ở Ukraine bị phá sản. Lãnh đạo Hiệp hội ngũ cốc Ukraine nhận định nông dân nước này đang đối mặt tình trạng khó khăn nhất kể từ năm 1991.

Nông dân Ukraine trên cánh đồng ở Donetsk (Ảnh: AP)
Nông dân Ukraine trên cánh đồng ở Donetsk (Ảnh: AP)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, quốc gia này đang làm việc với Liên Hợp Quốc, Ukraine và Nga để tìm ra giải pháp, tạo hành lang vận chuyển ngũ cốc an toàn qua Biển Đen.

Theo Horbachov, Ukraine đang thử các giải pháp ít hiệu quả hơn để xuất khẩu ngũ cốc, ít nhất là sang châu Âu. Hiện 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine được chuyển qua ba cảng trên sông Danube ở tây nam nước này.

Kiev cũng đang cố gắng vận chuyển ngũ cốc qua 12 cửa khẩu biên giới với các nước châu Âu. Tuy nhiên, Horbachov cho biết các xe tải phải xếp hàng suốt nhiều ngày và cơ sở hạ tầng của châu Âu chưa đủ để tiếp nhận lượng ngũ cốc lớn như vậy.

"Cơ sở hạ tầng như vậy không thể kịp xây dựng trong một năm", Horbachov nói.

Chiến sự Nga - Ukraine cũng đẩy chi phí vận chuyển tăng cao. Chi phí vận chuyển lúa mạch năm nay tới cảng Constanta, Romania, hiện là 160-180 USD/tấn, tăng mạnh so với mức 40-45 USD/tấn trước đây.

"Hầu hết các hộ nông dân đều có nguy cơ phá sản rất nhanh. Nhưng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hạ giá bán", Horbachov nói.

Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận hạ giá, không phải nông dân nào của Ukraine cũng có thể bán được hàng. Trước khi xảy ra chiến sự, Chubuk có thể bán lúa mì với giá 270 USD/tấn, song giờ đây không thể tìm được khách hàng dù hạ giá xuống 135 USD/tấn.

Không thu được tiền từ bán ngũ cốc, vụ mùa sắp tới là thách thức với nông dân Ukraine. "Nông dân vẫn cần mua phân bón, hạt giống và trả lương cho nhân công làm việc trong trang trại. Họ không thể in ra tiền", Horbachov nói.

Vào cuối tháng 9, khi vụ thu hoạch ngô và hạt hướng dương bắt đầu, Ukraine sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu kho lưu trữ. Tổng thống Zelensky hồi đầu tháng cảnh báo 60 triệu tấn ngũ cốc có thể kẹt lại ở Ukraine vào mùa thu nếu nước này tiếp tục bị chặn xuất khẩu lương thực.

FAO gần đây công bố dự án 17 triệu USD để giúp giải tình trạng thiếu kho lưu trữ ngũ cốc ở Ukraine. Một giải pháp tạm thời được đưa ra là nông dân Ukraine có thể bảo quản ngũ cốc trong các túi silo chuyên dụng.

Tại các khu vực ở miền đông và miền nam Ukraine, nơi gần chiến tuyến, nông dân Ukraine vẫn phải tiếp tục làm việc trên đồng, dù tính mạng thường xuyên bị đe dọa.

"Mọi thứ có thể chấm hết trong chốc lát nếu một quả bom ném xuống", Yurii Vakulenko, chủ nông trai ở tỉnh Dnipropetrovsk, miền nam Ukraine, nói, thêm rằng công nhân của ông đã mạo hiểm tính mạng để kiếm chút tiền, song các kho chứa lại từ chối tiếp nhận ngũ cốc của họ.

Ukraine năm ngoái thu hoạch kỷ lục 107 triệu tấn ngũ cốc. Do ảnh hưởng chiến sự, nông dân Ukraine ước tính chỉ thu hoạch được khoảng 70 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay.

"Nếu không mở được các cảng, tôi không nhìn thấy cách nào có thể giúp nông dân Ukraine trụ được", Horbachov nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.