Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm gỡ "Thẻ vàng IUU" của EC

PV - 16:05, 28/08/2024

Chiều 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Thủ tướng phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)
Thủ tướng phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiều năm qua, chúng ta đang phải chịu “Thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC), EC đã tiến hành 4 lần thanh tra và chúng ta tập trung thanh tra, khắc phục những vấn đề mà EC chỉ ra; trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32-CT/TW ngày 10/4/2024, Chính phủ có Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế trên thực tế thực hiện chống khai thác IUU.

Sau gần 1 năm từ đợt thanh tra lần thứ 4 của EC và sau 7 năm triển khai triển các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, cùng với 4 đợt thanh tra thực tế của Đoàn thanh tra EC, mặc dù chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, được ghi nhận, nhưng nhiều nội dung EC chỉ ra, chúng ta chưa làm được, và đến nay chưa được gỡ “Thẻ vàng”. Do đó thiệt hại nhiều thứ: thiệt hại về uy tín của đất nước; thiệt hại về xuất khẩu thủy hải sản; thiệt hại liên quan chuyển đổi nghề của người dân chậm lại; ý thức chấp hành pháp luật đất nước, quy định chung của thế giới của người dân như thế nào mà tại sao họ vẫn cứ vi phạm; uy tín của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng nêu rõ, đường lối của Đảng về vấn đề này là rất rõ ràng, vừa qua Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị về vấn đề này để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc. Vậy nguyên nhân ở đâu, giải pháp gì để làm bằng được việc này? Trách nhiệm thuộc về ai? Nhiệm vụ giải pháp sắp tới như thế nào để chúng ta có thể giải quyết việc này?

Theo Thủ tướng, có nhiều việc khó hơn mà chúng ta còn quyết tâm thực hiện được, thế mà cho đến nay, việc này chuyển biến rất chậm. Do đó chúng ta cần thảo luận đánh giá lại những công việc đã triển khai đã “đúng, trúng” chưa, hiệu quả như thế nào, vì sao chưa đạt mục tiêu đề ra? Tới đây phải làm những việc gì?

Chỉ thị của Ban Bí thư đã được ban hành, Nghị quyết của Chính phủ đã có rồi, do đó phải khắc phục bằng được; Quốc hội đã thông qua một số chế tài để xử lý việc này; vấn đề là chúng ta tổ chức thực hiện như thế nào? Đặc biệt là các địa phương thì cấp tỉnh phải chỉ đạo như thế nào? Cấp huyện tổ chức thực hiện ra sao? Cấp xã phường phải quản lý được người dân như thế nào nhưng phải tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân chứ không phải quản lý chặt mà không tạo sinh kế.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đây là vấn đề tổng hợp, do đó, Thủ tướng đề nghị Hội nghị này phải đề ra được đường hướng, chủ trương phải rõ, đặc biệt chính là cơ sở; các tỉnh, thành phố phải có giải pháp chỉ đạo như thế nào, không để dai dẳng mãi 7 năm qua chịu Thẻ vàng IUU.

Thủ tướng đặt vấn đề các nước chung quanh họ quản lý được, vậy chúng ta cần có chế tài gì, cần làm gì nữa? Do đó cơ sở phải nói lên được điều này và tinh thần đã nói là phải làm, đã ra quân là chiến thắng, đã hứa là phải thực hiện, phải có sản phẩm cụ thể. Vấn đề là cách tổ chức, quản lý như thế nào; đi cùng với đó là cách tổ chức sinh kế để ổn định cuộc sống cho người dân.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian có hạn, nội dung thảo luận phong phú, yêu cầu phải đạt được mục tiêu, chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương; đặc biệt là hệ thống chính trị cơ sở phải vào cuộc, không ai làm thay cho địa phương được; các lực lượng chức năng trên biển phải vào cuộc tích cực xử lý việc này.

Chúng ta phải tìm ra giải pháp thỏa đáng, phải phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả, rõ sản phẩm”, từ đó kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, sơ kết, ai làm tốt thì biểu dương, khen thưởng, ai làm chưa tốt phải bị xử lý. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh lại là chúng ta phải quyết tâm làm, không để mất hình ảnh, uy tín của đất nước, ảnh hưởng xuất khẩu…

Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

* Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về những kết quả đạt được trong công tác chống khai thác IUU, khung pháp lý đã được hoàn thiện theo khuyến nghị của EC: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 38/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2028 để xử lý dứt điểm đối với tàu cá “3 không".

Ngày 12/6/2024, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự để xử lý liên quan đến hành vi đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024).

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 28 tỉnh, thành phố ven biển. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 28 tỉnh, thành phố ven biển. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024), Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024), Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 03/7/2024).

Về tăng cường công tác quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động tàu cá: đến nay đã rà soát, thống kê nắm được tổng số đội tàu cá cả nước là 85.495 chiếc; trong đó tàu đã được đăng ký là 70.910 chiếc; đã công bố hạn ngạch giấy phép tại vùng khơi giai đoạn 2024-2029 là 29.552 giấy phép.

Số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt 98,5% (28.512/28.953 tàu cá), đánh dấu tàu cá đạt 98%. Đối với các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động, tàu cá có nguy cơ cao phạm khai thác IUU đã được các địa phương lập danh sách, theo dõi, quản lý.

Công tác theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, ra vào cảng, xuất nhập bến tại một số địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Một số cảng cá tại các địa phương như Khánh Hòa (Cảng cá Hòn Rở), Bình Định (Cảng cá Quy Nhơn), Kiên Giang (Cảng cá Tắc Cậu), Bình Thuận (Cảng cá Phan Thiết), Tiền Giang (Cảng Mỹ Tho)... đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá ra vào cảng, giảm sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng. Tuy nhiên, xét về tổng thể việc kiểm soát hoạt động tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh mới đạt khoảng 50% theo quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 5, theo đó, trên cơ sở tình hình, kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, thậm chí nguy cơ cao bị nâng cảnh báo lên “Thẻ đỏ”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU; trong đó cần tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách sau:

Chỉ đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an và địa phương tập trung cao điểm nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đặc biệt tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định...; tăng cường lực lượng công an, biên phòng phối hợp chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm vừa tuyên truyền vận động, vừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Áp dụng triệt để quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, để xử lý nghiêm các hành vi liên quan khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái quy định của pháp luật; yêu cầu các tỉnh còn để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chỉ đạo Bộ Công an, các địa phương tiếp tục rà soát, điều tra, xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân cố tình hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra trách nhiệm địa phương trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách trong thực thi công vụ, xử phạt các hành vi khai thác IUU.

Chỉ đạo Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin xác định ranh giới trên biển của Việt Nam với các nước trong khu vực theo quy định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định, hướng dẫn cho tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác hải sản hợp pháp trên các vùng biển theo quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

Chỉ đạo các địa phương: khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá; xử lý dứt điểm tàu cá “03 không" trước ngày 31/12/2024. Điều tra, xử phạt nghiêm các vụ việc vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, ngắt, gửi, vận chuyển VMS trái phép được phát hiện từ đầu năm 2023 đến nay, bảo đảm có kết quả, số liệu chứng minh cụ thể. Kiểm soát chặt chẽ ngay từ trong bờ, kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có liên quan không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ; bao che, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU, để tàu cá vi phạm khai thác IUU ra vào cảng, xuất nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản.

Khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) để bảo đảm tính minh bạch, hợp pháp trong xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Bố trí, bảo đảm nguồn lực (nhân lực, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị) cho các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan thực hiện nhiệm vụ chống khai thác, trực ban 24/24 giờ để theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU. Phân công thành viên Chính phủ chủ trì các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh công tác chống khai thác IUU tại địa phương trước ngày 30/9/2024.

Phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn chỉ rõ, để xảy ra tình trạng khai thác IUU thì trách nhiệm trước hết thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở; đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, đối với những chỗ nào để xảy ra việc này thì xử lý bằng được người đứng đầu. Rõ ràng chính quyền lơ là, cấp ủy không vào cuộc mới để xảy ra tình trạng này; cần xử lý công dân vi phạm và cả người lãnh đạo, kể cả Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

Các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU) cần vào cuộc đánh giá cụ thể các địa phương, xác định trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; phải chỉ rõ địa chỉ, cá nhân; nỗ lực phải lớn, quyết tâm phải cao, trách nhiệm phải lớn; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”; tăng cường giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nghiêm, kể cả xử lý Bí thư Tỉnh ủy. Ban Bí thư đã có Chỉ thị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo. Đây là công tác quản lý và tổ chức thực thi pháp luật, thực hiện đường lối của Đảng; Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, người dân làm chủ; có cả vấn đề chỉ đạo, quản lý, cả vấn đề vi phạm của công dân, rõ ràng như thế mà tại sao chúng ta không tìm ra trách nhiệm của người không thực thi nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước?

Việc trọng tâm sắp tới là sau lần thanh tra thứ 5 của EC (tháng 10 tới) thì chúng ta phải gỡ được "Thẻ vàng" IUU.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng nhấn mạnh, việc trọng tâm sắp tới là sau lần thanh tra thứ 5 của EC (tháng 10 tới) thì chúng ta phải gỡ được "Thẻ vàng" IUU; phải giám sát đội tàu; xử lý vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật, bảo đảm nghiêm minh; phải nghiêm từ cơ sở; phải truy xuất nguồn gốc đến tận cùng.

Do đó Thủ tướng giao các Bộ: Công an, Quốc phòng chủ trì, phối hợp các địa phương điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm khắc 100% các vụ việc liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, môi giới, móc nối và các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có liên quan không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU. Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chuẩn bị kỹ chương trình, kế hoạch, nội dung tổng thể làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5; chuẩn bị kỹ các phương án bảo đảm tốt nhất, không để bị động, bất ngờ ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của cả nước.

Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia... ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; cần thành lập Tổ công tác chuyên kiểm tra vấn đề này; chỉ đạo lực lượng biên phòng các tỉnh nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiên quyết kỷ luật nghiêm các đồn, trạm biên phòng tuyến biển để tàu cá không đủ điều kiện xuất, nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản; các lực lượng chức năng trực thuộc dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các tổ chức, cá nhân liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác để vi phạm khai thác bất hợp pháp; chủ trì, phối hợp các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định và các địa phương có liên quan tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu được EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại các nước liên quan kịp thời thu thập thông tin nước sở tại bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác bất hợp pháp, cung cấp kịp thời cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xử phạt nghiêm theo quy định. Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, tham mưu bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về kiểm ngư theo quy định của pháp luật; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng trong tháng 9/2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương có liên quan làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị VMS mà không quản lý được; thậm chí tịch thu giấy phép các đơn vị này; cung cấp dịch vụ vệ tinh cho thiết bị VMS trên tàu cá không bảo đảm theo quy định; nếu do lỗi của đơn vị cung cấp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người dân.

Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, phát triển bền vững ngành thủy sản. Cùng với đó, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân; chuyển hướng đánh bắt xa bờ sang nuôi trồng thủy sản bền vững hơn; tăng cường giáo dục công dân.

Thủ tướng yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ sau: rà soát toàn bộ các vụ việc vi phạm khai thác IUU từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 đến nay, trước hết tập trung các vụ việc ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, vượt ranh giới trên biển; môi giới, móc nối, vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...; tiếp tục điều tra, xác minh, kiên quyết xử phạt dứt điểm các trường hợp vi phạm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cấp ủy, chính quyền phải hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 9/2024.

Tập trung tối đa nguồn lực (nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện), điều động, tăng cường lực lượng tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng, công an vừa tuyên truyền, vận động, vừa kịp thời ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu...

Các tỉnh Kiên Giang, Bình Định, Cà Mau tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2024 đến nay, tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 9/2024.

Các tỉnh Kiên Giang, Bình Định, Cà Mau tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2024 đến nay, tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng kết quả trong tháng 9/2024.

Khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho tàu cá, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan chậm trễ trong việc cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác; kiên quyết xử lý trách nhiệm Ban quản lý cảng cá, Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá để tàu cá vi phạm khai thác IUU ra vào cảng, bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác mà không xác minh, xử lý theo quy định. Tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm túc công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiên quyết xử lý hình sự hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo, phối hợp Bộ Công an và các địa phương liên quan như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định.... điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn liên quan đến việc “hợp thức hóa hồ sơ" cho lô hàng xuất khẩu được phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 theo khuyến nghị của EC. Phải truy tố hình sự những vụ việc này. Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các địa phương phải điều tra việc này, bảo đảm pháp luật nghiêm minh.

Thủ tướng yêu cầu các Hội, Hiệp hội thủy sản, Doanh nghiệp thủy sản: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản nghiêm túc thực hiện quy định IUU; nghiêm cấm hành vi thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU; nghiêm cấm hành vi móc nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hợp thức hóa hồ sơ cho các sản phẩm thủy sản khai thác vi phạm IUU để xuất khẩu sang thị trường châu Âu; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý nghiêm, triệt để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi IUU. Các cơ quan điều tra phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân tập trung ưu tiên xử lý hồ sơ các vụ việc này. Người dân phải có ý thức, đặt lợi ích chung, không thể chỉ vì lợi ích cá nhân. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội phải vào cuộc để tạo sức mạnh tổng hợp.

Hội nghề cá Việt Nam tiếp tục đồng hành, tích cực vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viên các tấm gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU. Các cơ quan truyền thông, báo chí phải kịp thời vào cuộc, phản ánh, lên tiếng về vấn đề này. Các ban, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU về chống khai thác IUU để đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ “Thẻ vàng” IUU.

Chuẩn bị kế hoạch kỹ chương trình, nội dung, kế hoạch làm việc với Đoàn thanh tra lần thứ 5. Chúng ta phải có kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp để tháo gỡ "Thẻ vàng" IUU sau lần thanh tra thứ 5 của EC vào tháng 10 tới. Muốn thực hiện được mục tiêu này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan, các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm: giám sát, quản lý chặt chẽ các đội tàu không để vi phạm IUU, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác).

Rà soát phân loại, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, theo hình thức hành chính và hình sự; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc tận cùng sai phạm; sai phạm ở đâu, người nào sai phạm, trách nhiệm ở đâu phải làm đến cùng, xử lý đúng người, đúng việc, tạo xu thế, phong trào xử lý nghiêm việc này; đây là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội. Thủ tướng yêu cầu, nếu địa phương nào không có sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trong thời gian tới, tiếp tục để xảy ra các sai phạm, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phải chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 04 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Tin tức - Nhóm PV - 2 giờ trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ủng hộ 500 triệu đồng, hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ, để nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các Đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi mưa bão.
Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Một hộ đồng bào DTTS bị mất trộm hơn 300 cây Sâm Ngọc Linh

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 12/9, UBND xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn xã có một hộ gia đình người DTTS vừa bị mất trộm hơn 300 cây sâm Ngọc Linh.
Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Chuyên gia hướng dẫn xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau bão, lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bộ Y tế đã có hướng dẫn một số phương pháp để xử lý nước sạch sử dụng cho sinh hoạt sau mùa bão, lũ.
Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Kỳ Sơn (Nghệ An): Cứu thành công một người dân bị nước lũ cuốn rơi xuống vực

Tin tức - Lê Thạch - 2 giờ trước
Một người dân trong khi đi xe máy thăm rẫy đã bị nước lũ cuốn trôi cả người và xe, rất may người bị nạn đã được người nhà kịp thời phát hiện và cứu vớt lên bờ an toàn.
Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Khẩn cấp di dời 12 hộ dân ra khỏi khu vực báo động đỏ có nguy cơ sạt lở cao

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) vừa cho biết, đã khẩn cấp di dời 12 hộ dân với 57 nhân, tại thôn Khoai 3 (xã Bảo Hà) ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao.
Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ. Lãnh đạo UBDT thăm, động viên, hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Cả nước ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Gia Lai chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Chiều 12/9, UBND tỉnh Gia Lai đã phát động, vận động, kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Buổi phát động được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại 17 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Bắc Hà (Lào Cai): Tìm thấy thêm 3 người mất tích trong các vụ sạt lở

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
UBND huyện Bắc Hà vừa cho biết, tính đến 17h00 ngày 12/9, đã tìm được thêm thi thể 3 người mất tích trong các vụ sạt lở đất đá tại địa phương trong cơn bão số 3, nâng số nạn nhân tử vong của địa phương lên 18 người.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Thanh Hóa: Mưa lũ cuốn trôi người và xe tải

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Do mưa to, nước chảy mạnh, 1 công nhân đã bị nước cuốn tử vong, trong khi 1 xe tải thùng loại 1,5 tấn chở cây keo giống cũng bị nước lũ cuốn trôi xuống phía hạ lưu 3m.
Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.