Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp để phát triển vùng DTTS, miền núi

Minh Thu - 10:12, 07/09/2024

Những năm gần đây, các cấp, ngành trong tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi. Trong đó, tập trung xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế hiệu quả.

Đồng bào DTTS xã Phước Bình, huyện Bác Ái phát triển kinh tế từ mô hình trồng cây bưởi da xanh.
Đồng bào DTTS xã Phước Bình, huyện Bác Ái phát triển kinh tế từ mô hình trồng cây bưởi da xanh

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Tại huyện vùng cao Bác Ái, từ chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc do Vườn Quốc gia Phước Bình triển khai và hỗ trợ cây giống cách đây 5 năm, nhiều hộ đồng bào dân tộc Raglai trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh.

Từ nhiều năm qua, Ninh Thuận đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn và có các chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; thúc đẩy liên kết sản xuất, đổi mới công nghệ. Từ đó, đóng góp tích cực vào việc phát triển các mô hình sản xuất lớn, các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Ông Đặng Kim CươngGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận

Qua quá trình trồng và chăm sóc, cây bưởi da xanh cho thấy rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương; hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa rẫy, trồng bắp. Đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Bác Ái đã có thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nhờ trồng bưởi da xanh.

Đơn cử như hộ ông Pi năng Chiên, thôn Bạc Rây 1, xã Phước Bình - một trong những người tích cực chuyển đổi từ trồng bắp, lúa rẫy kém hiệu quả sang trồng cây bưởi da xanh. Sau 5 năm trồng thử nghiệm 150 gốc bưởi, ông Pi năng Chiên đã thu về hơn 70 triệu đồng, sau khi đã trừ các chi phí.

Còn ở Ninh Phước, địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, chính quyền huyện đã chọn cách phát triển nông nghiệp theo mô hình “cánh đồng lớn”, phát triển các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao như nho, táo, đặc biệt là những cánh đồng măng tây. So sánh về giá trị kinh tế, mô hình “cánh đồng lớn” và sản xuất lúa giống tại các xã Phước Hậu, Phước Thái tăng thêm lợi nhuận 5,8 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa thương phẩm; sản xuất gạo sạch tại thôn Hữu Đức lợi nhuận tăng thêm 7 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa đại trà. Nhờ đó, đời sống đồng bào Chăm ở huyện Ninh Phước ngày càng phát triển, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng được nhà ở khang trang.

Cán bộ BĐBP Ninh Thuận trao đổi với người dân xã An Hải, huyện Ninh Phước cách chăm sóc lúa nước (Ảnh: Lĩnh Kiên).
Cán bộ BĐBP Ninh Thuận trao đổi với người dân xã An Hải, huyện Ninh Phước cách chăm sóc lúa nước. (Ảnh: Lĩnh Kiên)

Đặc biệt, triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, vùng DTTS” tại các xã vùng DTTS của các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Bắc Ái, đến nay, đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS được đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò hướng thịt. Nhiều hộ dân đã phát triển đàn bò hàng chục con với số vốn hàng trăm triệu đồng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Cùng với việc tăng cường xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tại vùng DTTS và miền núi, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tại các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái...

Bên cạnh đó, các địa phương hình thành nhiều mô hình liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm cừu, dê, bò, heo đen, gà bản địa với cơ sở giết mổ. Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến tiêu thụ được 15 sản phẩm gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn, chuỗi giá trị này được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.

Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 31 “cánh đồng lớn” trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống… với tổng diện tích khoảng 4.242ha.
Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 31 “cánh đồng lớn” trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống… với tổng diện tích khoảng 4.242ha

Qua đánh giá, tham gia vào chuỗi liên kết, người dân không chỉ được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn mà giá trị thu được của các mô hình liên kết cũng cao hơn từ 15-20% so với sản xuất truyền thống, hạn chế được tình trạng được mùa, mất giá.

Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, từ nhiều năm qua, Ninh Thuận đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn và có các chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; thúc đẩy liên kết sản xuất, đổi mới công nghệ. Từ đó, đóng góp tích cực vào việc phát triển các mô hình sản xuất lớn, các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Có thể khẳng định, các mô hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận triển khai trong thời gian qua đã và đang góp phần gia tăng giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đời sống đồng bào DTTS từng bước được nâng cao, nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo và vươn lên làm giàu, có điều kiện hỗ trợ các hộ DTTS còn khó khăn cùng phát triển kinh tế.

Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 31 “cánh đồng lớn” trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống… với tổng diện tích khoảng 4.242ha. Đồng thời, thực hiện 57 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (43 liên kết thông qua hợp tác xã và 14 liên kết do doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông dân) sản xuất lúa, bắp giống, nho, măng tây xanh, nha đam, tỏi, kiệu, ớt, hành tím, chanh không hạt, đậu xanh, điều, mía đường, mỳ với tổng diện tích 14.267ha.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài khơi Philippines sẽ đi vào Biển Đông, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa trong đêm nay và ngày mai, dự báo có thể mạnh lên thành bão và diễn biến rất phức tạp.
“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, các đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Nhịp cầu nhân ái - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trên biên giới TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, DTTS lần đầu tiên được đón một cái Tết Trung thu thật ấm áp, tràn ngập niềm vui với trống lân, đèn lồng và những bài ca.
Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Một vụ sập cầu dẫn đường dân sinh - thuộc dự án thi công đường cao tốc nối với tỉnh Hà Giang, đoạn qua xã Lang Quán, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), khiến 1 người bị thương.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 16/09/2024
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 16:49, 16/09/2024
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Xã hội - Thúy Hồng - 16:47, 16/09/2024
Siêu bão Yagi đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc nước ta. Trong bão lũ, những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Đó là những người dân thức xuyên đêm gói bánh chưng, làm cơm nắm muối vừng… Hàng ngàn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến vùng lũ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…. Tinh thần tương trợ và giúp đỡ đồng bào là điều rất quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn, làm thế nào để hàng cứu trợ đến được đúng người, đúng đối tượng lại là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 16:36, 16/09/2024
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.
Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Xã hội - Hương Trà - 16:33, 16/09/2024
Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần khẩn trương rà soát, bố trí, di dời người dân vùng khu vực miền núi có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới.