Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến năm 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.
Kinh tế -
Thành Nhân -
07:06, 18/11/2022 Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện hiện có 10.998 hộ đồng bào Chăm với 49.729 nhân khẩu sinh sống tập trung tại 22 thôn, khu phố thuộc địa bàn 7 xã, thị trấn. Nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển để đưa đời sống kinh tế, văn hóa vùng đồng bào Chăm ngày càng khởi sắc.
Ngày 30/1, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ninh Phước tổ chức họp mặt chức sắc các tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Ninh Phước là địa phương điển hình thực hiện hiệu quả Chương trình thắp sáng đường quê của tỉnh Ninh Thuận. Trong những năm qua, Cấp ủy đảng đã lãnh đạo chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị huy động các nguồn lực xã hội, chung tay xây dựng hệ thống giao thông bảo đảm tiêu chí “sáng-xanh-sạch-đẹp”. Trong đó, tiêu chí “sáng” được đặc biệt chú trọng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng nông thôn trên địa bàn huyện.
Nhân dịp Tết Ka tê năm 2023, tại khu phố Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân), UBND huyện Ninh Phước (Ninh THuận) tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm năm 2023.
Kinh tế -
Lê Vũ -
18:25, 22/02/2021 Ninh Phước là huyện có đông đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân cùng nhiều chính sách đặc thù, đời sống vùng đồng bào Chăm ở huyện Ninh Phước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, bộ mặt nông thôn mới thêm khởi sắc, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò Người có uy tín, tích cực tham gia vận động Nhân dân đoàn kết huy động các nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Người có uy tín nêu gương sáng đi đầu trong phát triển nâng cao đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Đến với các làng Chăm theo đạo Bàlamôn và các làng nghề truyền thống ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) du khách được hòa mình trong môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Để có được điều này là quá trình chung tay, góp sức của các cấp, các ngành đã kiên trì tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân thay đổi căn bản tập quán chăn nuôi gia súc, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tin tức -
T.Hợp -
21:17, 16/07/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã có chỉ thị giãn cách xã hội TP. Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Phước theo Chỉ thị 16, các huyện còn lại (gồm Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc và Thuận Nam) áp dụng theo Chỉ thị 15 của Chính phủ kể từ 0h ngày 17/7.