Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những trường đại học dự kiến tăng học phí năm học 2023 - 2024

T.Hợp - 18:44, 10/05/2023

Hiện nay nhiều trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023 - 2024. Trong đó, mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Sau hai năm giữ mức học phí ổn định, năm 2023, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí. Ảnh minh họa
Sau hai năm giữ mức học phí ổn định, năm 2023, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí. Ảnh minh họa

Theo thông báo xét tuyển công bố ngày 9/5, Đại học Ngoại thương dự kiến tăng học phí năm học 2023 - 2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng/năm. So với năm học 2022 - 2023, mức học phí mới này dự kiến tăng 5 triệu đồng/năm.

Học phí với chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu; còn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp vẫn giữ mức 60 triệu đồng.

Theo đề án tuyển sinh năm học 2023 - 2024 của Trường ĐH Thương mại, học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 2.300.000 - 2.500.000 triệu đồng/tháng.

Mức học phí này tùy theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 3.525.000 - 4.000.000 đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp 2.500.000 đồng/tháng. Đề án tuyển sinh cũng nêu rõ, mức thu học phí từng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liền kề theo Nghị định 81/NĐ-CP.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Học phí đại học chính quy chương trình tiêu chuẩn năm học 2023 - 2024, theo ngành/chương trình học năm 2023 khoảng từ 16 triệu đồng đến 22 triệu đồng/ năm học.

Lộ trình tăng học phí tối đa 10% cho từng năm và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ. Như vậy có thể thấy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có mức tăng học phí tối đa 10% so với năm ngoái.

Trong đề án tuyển sinh đại học năm nay, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn (tăng 10 - 20% so với hiện tại). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48 - 50 triệu.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng mỗi tín chỉ, so với mức cũ 1,3 triệu.

Đối với sinh viên nhập học hệ đại học chính quy của Trường Đại học FPT năm 2023, mức học phí chính khóa là 28,7 triệu đồng/học kỳ. Trong khi đó, năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, sinh viên phải đóng 25,3 triệu đồng/học kỳ, năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023, học phí là 27,3 triệu đồng/học kỳ.

(Tổng hợp) Những trường đại học dự kiến tăng học phí năm học 2023-2024 1

Theo thông báo của Trường ĐH Giao thông vận tải, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau: Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ cho phép năm 2022 - 2023 học phí đối với các trường ĐH tăng khoảng 23% so với năm 2021 - 2022. Mỗi năm tiếp theo, dự kiến học phí sẽ tăng 10% theo quy định của Nghị định 81/NĐ-CP.

Khi nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, học phí sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần, hệ chất lượng cao không tăng quá 2 lần mức quy định học phí theo nghị định 81/NĐ-CP đối với các trường chưa tự chủ.

Trường Đại học Điện lực đưa ra mức học phí năm tới 16 - 18 triệu đồng/năm học, tăng 14% so với năm trước. 

Trường ĐH Y Dược TPHCM dự kiến thu học phí đối với sinh viên hệ đại học chính quy từ 4,18 - 7,7 triệu đồng/tháng. Trong đó, ngành Răng - Hàm - Mặt có mức học phí cao nhất, lên đến 7,7 triệu đồng/tháng, tương đương 77 triệu đồng/năm. Kế đến là ngành Y khoa với mức học phí 7,48 triệu đồng/tháng. Trường cũng dự kiến tăng học phí tối đa 10% cho từng năm.

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nâng mức học phí lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn. Còn các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh mức học phí gấp 1,4 lần so với các học phần giảng dạy bằng tiếng Việt. Năm ngoái, học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ, tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh quyết định mức học phí 30 triệu đồng/năm với chương trình chuẩn. Mức này tăng 2,5 triệu đồng so với mức dự kiến năm ngoái.

Khoa Y, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Dược học là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Ngành Điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước).

Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng dự kiến tăng học phí mỗi ngành từ 2,5 - 3,1 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), năm 2023 học phí của trường có sự điều chỉnh so với năm trước. Trong đó, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh không tăng học phí. Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt có học phí 25,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 10% so với năm 2022.  

Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành Dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.

Nhà trường cho biết đơn giá học phí của một tín chỉ được giữ nguyên trong suốt năm học và có thể thay đổi vào năm tiếp theo (không vượt quá 7%/năm).

Trong khi đó, Đại học Gia Định giữ ổn định mức học phí như năm ngoái là 12,5 triệu đồng/học kỳ đối đa số ngành chương trình đại trà, 25 triệu đồng/học kỳ đối với các ngành chương trình tài năng. Nhà trường cam kết sẽ giữ ổn định mức học phí như trên trong suốt 4 năm học. Tuy nhiên, 3 ngành Quản trị kinh doanh, Marketing và Công nghệ thông tin tăng nhẹ lên 14 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được doanh nghiệp hỗ trợ nên học phí là 10 triệu đồng/học kỳ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.