Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Những bông hoa" của Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam tại Nam Sudan

PV - 14:43, 25/03/2021

"Thưa ông! Mời ông đi lối này để kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn và đăng ký sổ trước khi vào đơn vị", một giọng nữ (nói tiếng Anh) nhỏ nhẹ, nhưng đầy uy lực cất lên từ phòng trực cạnh cổng chính Bệnh viện Dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại Nam Sudan...

Một buổi sinh hoạt chuyên môn của các nữ bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện. (Ảnh: Trương Uyên Cường)
Một buổi sinh hoạt chuyên môn của các nữ bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện. (Ảnh: Trương Uyên Cường)

Tôi là Trung tá Lê Ngọc Sơn, kết thúc nhiệm kỳ Quan sát viên quân sự tại căn cứ Aweil, bang Northern Bahr El Ghazal, Nam Sudan vào cuối tháng 12/2020. Trước khi về nước, tôi đã đến Bentiu thăm Bệnh viện Dã chiến cấp 2 của Việt Nam. Do phải di chuyển 4 chặng bay mới tới được căn cứ Bentiu và các chuyến bay có nhiều thay đổi do tình hình dịch bệnh, nên tôi không thông báo trước với Bệnh viện về chuyến thăm.

Tới Bentiu, sau khi thay toàn bộ trang phục đi đường, thực hiện các biện pháp vệ sinh, đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, tôi sang thăm bệnh viện luôn.

Lúc đó khoảng 5h chiều, cổng chính của bệnh viện còn mở. Sau một hồi đứng lặng người nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay ngay cạnh cổng bệnh viện và dòng chữ Bệnh viện cấp 2 Việt Nam, tôi nhanh chân bước vào. Tuy nhiên, tôi đã bị ngăn lại bởi một giọng nữ nhỏ nhẹ nhưng đầy uy lực “Thưa ông! Mời ông đi lối này để kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn và đăng ký sổ trước khi vào đơn vị”.

Bác sĩ Quản Thu Thủy khám bệnh cho bệnh nhân. (Ảnh: Trương Uyên Cường)
Bác sĩ Quản Thu Thủy khám bệnh cho bệnh nhân. (Ảnh: Trương Uyên Cường)

Nhìn về phía phòng trực, nhận ra người vừa lên tiếng chính là Thiếu tá Phạm Thị Thanh Hoa, điều dưỡng Phòng khám, tôi đáp lại bằng tiếng Việt. Chị Hoa reo lên khi nhận ra và biết tôi đến thăm bệnh viện, nhưng không quên hướng dẫn tôi thực hiện đúng quy trình, mới cho vào đơn vị.

Thấy tôi hỏi về việc trực ban ở cổng, Thiếu tá Đoàn Kim Cúc, bác sĩ Khoa nội cho biết: “Ở đây ngoài thời gian khám, điều trị cho bệnh nhân, trực bệnh viện, thì mọi người đều thực hiện thêm nhiệm vụ trực ban ở cổng. Chị em nữ được ưu tiên không phải tham gia hoạt động trực này.

Tuy nhiên, thấy anh em Bệnh viện vất vả do công việc nhiều, căng thẳng, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh, nên chị em tụi em đã tình nguyện, đề nghị được tham gia trực để chia sẻ gánh nặng với các anh. Chúng em chỉ trực ban ngày, mỗi ca trực do một người đảm nhiệm trong 4 tiếng.

Do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhiều nguy cơ lây nhiễm, nên người thực hiện trực ban ở cổng sẽ kiêm phân loại bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân hay khách vào đơn vị đều phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, nếu phát hiện có sốt thì thông báo để đưa vào khu cách ly ngay. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện nhanh, tránh tiếp xúc lâu”.

Vào thứ Bảy, Chủ nhật, các khoa, ban thay nhau xuống phụ bếp. “Có chị em phụ bếp, các món ăn cũng được bày biện đẹp mắt hơn, nên hay được các anh em cổ vũ”, Thiếu tá Cao Thùy Dung, điều dưỡng trưởng, vui vẻ nói.

Thượng úy Đồng Thị Hưng, điều dưỡng Khoa ngoại chia sẻ: “Khi tới Bentiu, ấn tượng đầu tiên của tụi em về Nam Sudan là đất nước nghèo. Lần đầu tiên em nhìn thấy sân bay chỉ là một bãi đất trống. Thời tiết ở đây quá khắc nghiệt, trên con đường bên cạnh sân bay chỉ thấy những đám bụi lớn cuộn cao mỗi khi ô tô chạy qua. Nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch nhiều, ban đêm có khi xuống 18ºC, nhưng ban ngày nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 50ºC, làm da khô nứt nẻ”.

Dưới lá cờ Tổ quốc, bên cạnh tấm biển của bệnh viện, dù con đường đầy bụi nhưng là điểm chụp ảnh yêu thích của chị em. (Ảnh: Trương Uyên Cường)
Dưới lá cờ Tổ quốc, bên cạnh tấm biển của bệnh viện, dù con đường đầy bụi nhưng là điểm chụp ảnh yêu thích của chị em. (Ảnh: Trương Uyên Cường)

Cả 10 chị em đều đã lập gia đình. Mỗi khi có bệnh nhân, tất cả lại như vào cuộc chiến, làm việc quên mệt mỏi, tất cả chỉ mong điều trị tốt nhất để họ sớm hồi phục. Tuy vậy, ngoài giờ làm việc, các chị em không khỏi những giây phút nhớ gia đình. Sau khi Thiếu tá Ngô Kim Thoa, điều dưỡng phòng mổ, sang Nam Sudan, cả chồng và con ở nhà đều bị sốt xuất huyết. Chồng và con lớn nằm viện, con nhỏ gửi hàng xóm.

Là người làm trong ngành y mà không chăm sóc được chồng con lúc ốm đau, chị Thoa sốt ruột lắm. Nhưng việc liên lạc về nhà gặp nhiều khó khăn do hạ tầng mạng tại Nam Sudan hạn chế, thường chập chờn và mỗi tháng giới hạn chỉ được dùng 2GB. Chị liên tục nhìn điện thoại để “phục”, chờ khi có mạng là gọi về nhà.

Do múi giờ lệch nhau 4 tiếng, hết giờ làm việc tại Nam Sudan thì ở Việt Nam cũng đã muộn. May mắn, các chị đều được chồng và con ở nhà thấu hiểu, chia sẻ, động viên để yên tâm làm nhiệm vụ.

Có chị em chia sẻ, con đến tuổi dậy thì, tính khí thay đổi, cần theo dõi sát sao nên sốt ruột khi đi xa. Khi Thiếu tá Quản Thu Thủy, bác sĩ Phòng khám, gọi điện về nhà, cậu con trai đang học lớp 8 nói với mẹ: “Ở nhà, cơm bố nấu không ngon bằng mẹ nấu. Mà dạo này con bị nghén, không ăn được mẹ ạ”.

Nghe con nói mà thương con đứt ruột. Vắng mẹ là bố con ở nhà thiếu đi những bữa ăn ngon.

Do dịch bệnh, bệnh viện thắt chặt quản lý để đảm bảo an toàn. Tất cả nhân viên của Bệnh viện chỉ được ra khỏi đơn vị khi thực hiện công vụ.

Ngoài giờ làm việc, chị em lại cặm cụi bên vườn rau, luống lạc. (Ảnh: Trương Uyên Cường)
Ngoài giờ làm việc, chị em lại cặm cụi bên vườn rau, luống lạc. (Ảnh: Trương Uyên Cường)

“Để vơi đi nỗi buồn, có thêm rau xanh và làm đẹp đơn vị, chị em đều trồng rau, trồng hoa”, Thiếu tá Tạ Thị Kiều Hoa, điều dưỡng Khoa nội, chia sẻ.

Tất cả chị em ai cũng giỏi làm giá đỗ, muối dưa. Đại úy Lê Thị Hồng Vân, bác sĩ Khoa sản và Thiếu tá Quản Thu Thủy còn tham gia cùng các anh trong bệnh viện đóng bàn ghế học sinh tặng một trường tiểu học ở khu vực Bentiu.

Dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bị thắt chặt quản lý và làm việc căng thẳng hơn do đại dịch Covid-19, nhưng nụ cười vẫn nở trên môi các chị. Thiếu tá Bạch Thị Thúy Hằng, điều dưỡng Phòng mổ cho biết: “Chúng em vẫn lạc quan để có sức chiến đấu và cũng để gia đình ở nhà yên tâm. Là phụ nữ, chúng em rất thích làm đẹp và lưu lại những khoảnh khắc thanh xuân”.

Quả đúng như vậy, chị em vẫn trẻ trung, nhiệt huyết, vẫn thích tạo dáng, thích chụp hình. Những bức ảnh các chị lưu lại thường là những khoảnh khắc bên cạnh những luống rau xanh, vườn hoa tươi, hay đơn thuần chỉ là khóm cỏ dại trong đơn vị. Nhưng, có lẽ vị trí chị em yêu thích nhất khi chụp ảnh là cổng chính, nơi ấy có hàng chữ BỆNH VIỆN CẤP 2 VIỆT NAM trên tấm biển được treo ngay cạnh lá cờ Tổ quốc.

Người tiễn tôi ra cổng là Thiếu tá Đào Thị Lệ Thủy, điều dưỡng Khoa nội, đang trong ca trực. Chị dặn tôi phải nhớ luôn đeo khẩu trang, trong túi cần có chai nước sát khuẩn… và mong tôi có thể quay lại thăm bệnh viện nếu còn có điều kiện.

Tôi rời Bệnh viện khi căn cứ Bentiu đang chìm dần vào bóng tối. Trên đường, những cuộn bụi cuốn mù trời. Phía sau, 10 "bông hoa" của Bệnh viện vẫn đang rực rỡ, tỏa hương./.

Tháng 11/2019, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan (UNMISS). Bệnh viện có biên chế 63 người. Trong 10 nữ quân nhân của bệnh viện có 3 bác sĩ và 7 điều dưỡng.

Cho tới nay, Bệnh viện đã khám và điều trị cho hơn 1.700 bệnh nhân, vận chuyển đường không 9 bệnh nhân và thực hiện 29 ca phẫu thuật (trong đó có 11 ca phẫu thuật lớn).

Đây là những con số ấn tượng, thể hiện khả năng, tinh thần trách nhiệm, uy tín của Việt Nam đối với nhân viên Liên hợp quốc và người dân địa phương, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các nữ bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 1 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 1 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 1 giờ trước
Việc phát triển nghệ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Thái Nguyên vươn mình, tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 2 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).