Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bức tường thành áo trắng Blouse

Thanh Hải - 10:31, 25/02/2021

Hơn một năm, dịch Covid-19 hoành hành từ Bắc vào Nam; hơn một năm những người trên tuyến đầu ấy chưa một phút giây ngơi nghỉ; cũng hơn một năm rồi, cuộc sống của chính họ đã bị đảo lộn… Chẳng thể đo đếm những lặng thầm hi sinh, những nhọc nhằn, vất vả. Họ không chỉ là bác sĩ, họ còn là chiến sĩ, là những người hùng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Và hơn hết, bức tường thành áo trắng Blouse còn vững vàng, chúng ta hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin.

Nỗ lực cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19 của các bác sỹ
Nỗ lực cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19 của các bác sĩ

Lịch sử dịch tễ đã ghi nhận, không phải năm qua, mà rất nhiều năm trước, chúng ta cũng đã phải trải qua những giai đoạn tồi tệ do dịch bệnh gây ra. Từ dịch SARS năm 2003, cúm H1N1 năm 2009, hội chứng hô hấp MERS năm 2012 và hiện tại là Covid-19…. Vào những thời khắc quan trọng nhất khi dịch bệnh bùng phát, hình ảnh đầu tiên chúng ta đã thấy là những chiến binh áo trắng Blouse tiên phong.

Không chỉ là trách nhiệm, họ bước vào cuộc chiến mới, với một mệnh lệnh: Mang lại sự bình yên cho đất nước, cho Nhân dân.

Dịch Covid-19 hoành hành từ Bắc vào Nam, những chiến binh áo trắng lại tiếp tục “lăn xả” trên tuyến đầu, bất chấp bao hiểm nguy, gian khổ đang đợi chờ phía trước. Bất chấp nỗi lo và những băn khoăn khi chưa biết trước khi nào dịch sẽ được khống chế, loại trừ. Họ đã để lại sau lưng những niềm riêng đau đáu, để bước vào cuộc chiến khốc liệt với dịch bệnh Covid-19.

Lo lắm chứ, bất an lắm chứ. Nhưng đã không một áo trắng Blouse nào chùn lòng. Đẹp biết bao, hình ảnh những y, bác sĩ sẵn sàng hoãn ngày cưới, nén đau thương khi có người thân qua đời để làm tròn trách nhiệm trong đại dịch. Đáng trân trọng biết bao, những bóng áo Blouse trắng tình nguyện đi vào vùng dịch, chi viện sức người cho tâm dịch với một khí thế hồ hởi “chống dịch như chống giặc”, dẫu chưa hẹn trước ngày về.

Tôi đã thực sự xúc động, khi hình ảnh nhức nhối tâm can là bóng dáng những y, bác sĩ đã có lúc phải ăn, ngủ vật vờ… trong hành lang bệnh viện, tại khu xét nghiệm trong lỉnh kỉnh những bộ đồ bảo hộ. Để rồi, khi hết ca, họ ngã vật xuống nền vì kiệt sức trước những nỗ lực ngăn chặn đại dịch SARS-CoV-2.

Một năm trước, khi cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19 bước vào giai đoạn mới, với nhiều cam go và thử thách thì cả nước nhận được tin 2  nhân viên y tế đầu tiên dương tính với Covid-19. Đây là 2 nữ nhân viên điều dưỡng ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - điều mà cả ngành Y không hề mong muốn nhất đã xảy ra trong dịch bệnh.

Thực tế nghiệt ngã ấy đã cho thấy, nhân viên y tế luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, dễ bị phơi nhiễm nhất trong dịch bệnh. Y, bác sĩ cũng chỉ là những người bình thường. Và họ không được miễn nhiễm với SARS-CoV-2.

Những nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt sau ca trực.
Những nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt sau ca trực.

Hơn một năm qua, hình ảnh lay động triệu triệu con tim, niềm vinh dự, tự hào của ngành Y tế Việt Nam nói riêng và Nhân dân cả nước ta nói chung, là hình ảnh những y, bác sĩ tận tụy ngày đêm, hết lòng cứu chữa người bệnh, không quản hiểm nguy trong thực hiện nhiệm vụ điều trị, cách ly phòng chống dịch Covid-19.

Dẫu có những thời khắc dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhìn sang nhiều nước trên thế giới, nhiều người đã lo ngại, bất an. Nhưng rồi điều đó đã qua nhanh. Những hi sinh không biết mệt mỏi của lực lượng trên tuyến đầu chống dịch ấy, không những đã khống chế, không để dịch lây lan ra các khu vực lân cận mà còn giành lại sự sống cho các bệnh nhân không may nhiễm Covid-19 bên miệng hố tử thần.

Nhiều người đã thốt lên rằng: “Họ không chỉ là bác sĩ, họ còn là chiến sĩ và thực sự là những Anh hùng của cuộc chiến chống dịch Covid-19”.

Khi đặt bút cho những dòng đầu tiên của bài này, tôi tự nhủ lòng không bao giờ được quên những cán bộ, nhân viên dẫu không trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, nhưng lại là lực lượng “đi trước về sau” trên mặt trận chống dịch Covid-19.

Thực tế đã cho thấy, mỗi khi nhận được thông tin về dịch bệnh, dù ở bất cứ đâu, nhân viên của của các Trung tâm Y tế dự phòng cũng vội vã lên đường để điều tra dịch tễ học, lấy mẫu bệnh phẩm để làm các xét nghiệm, thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch. Họ là những người tiếp xúc đầu tiên với dịch bệnh, từ những mẫu bệnh phẩm và họ cũng là người cuối cùng, xử lí môi trường nơi dịch bệnh phát sinh, trả lại môi sinh trong sạch.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Nguy cơ phơi nhiễm dịch bệnh của nhân viên y tế còn tiếp tục cao. Những hiểm nguy, gian khổ sẽ vẫn còn tiếp diễn. Những sẻ chia, cảm thông, trân trọng từ cộng đồng dành cho họ, chính là chúng ta đã và đang tiếp thêm lửa để những áo trắng Blouse vững tin nơi tuyến đầu chống dịch. Bức tường thành áo trắng Blouse còn vững vàng, chúng ta hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 5 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.