Khoảng lặng cho các nhà đầu tư nhìn lại
Thời gian qua, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều sự thay đổi. Giá nguyên vật liệu tăng đột biến trong thời gian ngắn đã ảnh hưởng sâu rộng đến các dự án buộc phải xây dựng. Cụ thể, tiến độ xây dựng khó đảm bảo do các công trình tạm hoãn thi công; chủ đầu tư buộc phải cân nhắc điều chỉnh giá bán do chi phí xây dựng đội cao. Đất nền trở thành phân khúc sáng giá trên thị trường bất động sản.
Thực tế, cơn “sốt đất” đã hạ nhiệt không ảnh hưởng nhiều đến sức hút của đất nền. Để ngăn chặn tình trạng này, chính quyền các cấp đã quyết liệt triển khai đồng loạt các giải pháp như công khai quy hoạch, thông tin đầy đủ về các dự án đã đủ hoặc chưa đủ tính pháp lý để mở bán…
Kết quả, đến đầu tháng 5, “sốt đất” được kiểm soát và dần hạ nhiệt, đất nền trở về giá trị thực đồng thời mở ra xu hướng đầu tư bền vững trong thời gian tới. Ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc nhận định: “Những dự án có pháp lý sạch, hạ tầng đồng bộ sẽ là tâm điểm được săn đón. Miền Bắc vẫn là miền đất hứa cho các nhà đầu tư do còn nhiều thị trường tiềm năng và hứa hẹn bứt phá trong thời gian tới”.
Những “điểm nóng” bất động sản miền Bắc
Tại miền Bắc, Quảng Ninh không chỉ là đầu tàu phát triển kinh tế mà còn là thị trường giao dịch bất động sản sôi động. Khu vực trung tâm thành phố Hạ Long hầu như không còn sản phẩm nhưng vẫn được định giá trong khoảng 70-100 triệu đồng/m2. Các khu vực phát triển khác như Cẩm Phả giá từ 30-50 triệu đồng/m2, Móng Cái dao động khoảng 30-40 triệu đồng/m2, Uông Bí từ 20-30 triệu đồng/m2…
Không kém cạnh Quảng Ninh, Hải Phòng cũng là một trong những vùng phát triển kinh tế dẫn đầu cả nước với hạ tầng - giao thông tương đối hoàn thiện. Năm 2021, bất động sản tại thành phố hoa phượng đỏ tăng khá mạnh ở các khu vực Thủy Nguyên, Dương Kinh, An Dương và xung quanh Trung tâm thương mại Aeon Mall, giá đất nền trong khoảng 50-70 triệu đồng/m2. Khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng, nhiều nơi đội giá lên tới 200 triệu đồng/m2.
Tiến gần về phía Thủ đô, tỉnh Bắc Ninh mặc dù không giáp biển nhưng lại sở hữu nhiều lợi thế khi nằm ngay cạnh Hà Nội và là “thủ phủ” công nghiệp của miền Bắc. Thị trường bất động sản tại đây đã phát triển sôi động những năm qua, thậm chí ghi nhận mức giá tăng gấp đôi, gấp ba lần chỉ trong 2 năm.
Cụ thể, tại thành phố Bắc Ninh có những khu vực giá đất lên tới 150 triệu đồng/m2; huyện Quế Võ và Yên Phong nơi tập trung các khu công nghiệp lớn cũng ghi nhận khung giá trung bình lần lượt là 50 triệu đồng/m2 và 35 triệu đồng/m2.
Đón làn sóng FDI muộn hơn so với Bắc Ninh nhưng Bắc Giang đã nhanh chóng vươn mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt khu công nghiệp lớn. Sự tăng trưởng về kinh tế là cơ sở thúc đẩy quy hoạch cũng như thiết lập mặt bằng giá mới cho bất động sản tỉnh này.
Tiêu biểu, tại tuyến đường Hùng Vương của thành phố Bắc Giang đã ghi nhận mức giá đất từ 100-150 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các lô đất gần khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng (Yên Dũng) và khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) cũng được rao bán trung bình 40-45 triệu đồng/m2.
Thị trường nào tiếp theo sẽ dành được “sự săn đón”?
So với các tỉnh kể trên, Thái Bình sở hữu lợi thế kép khi vừa nằm trong vùng kinh tế ven biển kết nối 6 tỉnh duyên hải Bắc Bộ, vừa được quy hoạch khu kinh tế Thái Bình phát triển đa ngành, đặc biệt là công nghiệp.
Theo đó, vùng kinh tế ven biển 6 tỉnh duyên hải Bắc Bộ gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng đi qua Thái Bình đến Thanh Hóa với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, kết nối xuyên suốt, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và giao thương thuận lợi. Ngoài ra, các địa phương này được ưu tiên đẩy mạnh công nghiệp hóa - giải pháp quan trọng nhất để cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững, giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài…
Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các tỉnh thành này, sự thay đổi tích cực và rõ rệt của nền kinh tế điển hình tại các địa phương như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang… Theo đánh giá của các chuyên giá kinh tế, Thái Bình sẽ là địa phương tiếp theo đi theo guồng phát triển công nghiệp này.
Ngày 08/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 180/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green IP-1) phân khu Bắc. Đây được coi là công trình trọng điểm của Nhà nước để tỉnh Thái Bình tăng trưởng và thu hút đầu tư. Dự án có quy mô 588.84 ha, tổng vốn đầu tư 3.885 tỷ đồng, nằm tại xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Trước đó, khu công nghiệp Tiền Hải (huyện Tiền Hải, Thái Bình) cũng là công trình trọng điểm được nhà nước chú trọng đầu tư và giao cho Tổng Công ty Viglacera - CTCP là nhà đầu tư thực hiện dự án. Đây là dự án có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng nằm trong khu kinh tế ven biển Thái Bình và ngay trên tuyến giao thông đường bộ ven biển.
Dự án này được đầu tư mở rộng từ 250ha lên 466ha, với tổng mức đầu 2.025 tỷ đồng. Là doanh nghiệp đu đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, Viglacera đã thu hút gần 12 tỷ FDI và sở hữu hàng chục dự án khu công nghiệp tại khu công nghiệp Tiền Hải.
Chắc chắn trong thời gian tới, khu kinh tế biển và hàng loạt các khu công nghiệp lớn được triển khai sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho Thái Bình, kéo theo sự phát triển của bất động sản tại Thái Bình nói chung và các vùng ảnh hưởng nói riêng.
Nhiều nhà đầu tư tin rằng, lúc này là thời điểm vàng để đầu tư vào khu vực này khi giá trị bất động sản tại đây đang đang khá thấp so với tiềm năng phát triển của địa phương và so với giá trị bất động sản các địa phương có nền công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng…
Dự báo, giá bất động sản tại Thái Bình nói chung và tại các khu vực trọng điểm phát triển của Thái Bình nói riêng hoàn toàn có thể đột phá và thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian tới./.