Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín “đa zi năng” trong vùng đồng bào dân tộc Gié Triêng

T.Nhân - H.Trường - 10:27, 09/12/2024

Là “cánh chim đầu đàn” trong việc phát triển kinh tế, anh Hồ Văn Lắm (44 tuổi, dân tộc Gié Triêng, xã Phước Mỹ, Phước Sơn, Quảng Nam) đã đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Không những thế, phát huy vai trò của Người có uy tín tại địa phương, anh nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, xứng đáng là “cánh tay nối dài” của Đảng và Nhà nước trong việc vận động bà con vươn lên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục.

Theo lời giới thiệu của cán bộ xã Phước Mỹ, chúng tôi rong xe máy trên những đoạn đường bê tông từ trung tâm xã đến thăm nhà anh Hồ Văn Lắm. Khi chúng tôi đến, nhà anh đóng cửa, người hàng xóm cho biết hai vợ chồng anh đang chăn bò trên rẫy, phải qua trưa mới về tới nhà. Theo cái chỉ tay của người dân, chúng tôi tìm đến rẫy keo của anh Lắm, cách đó chừng hơn 3km đường rừng.

Người có uy tín đa năng Hồ Văn Lắm.
Người có uy tín đa năng Hồ Văn Lắm

Trên chiếc Dream cũ, anh Lắm chở chúng tôi thăm quan một vòng quanh khu rẫy để giới thiệu về mô hình làm kinh tế của vợ chồng mình. Rẫy keo của gia đình anh chừng hơn 7ha, bao quanh một quả đồi lớn, cạnh một con suối nước trong vắt kéo đến chân thủy điện.

“Rẫy keo mình trồng cũng chục năm rồi, đã thu hoạch một lần, giờ sắp thu lứa thứ 2. Với khoảng hơn 7ha đất trồng, mỗi đợt vợ chồng cũng thu được 400 – 500 triệu đồng. Trong rẫy còn trồng hàng chục cây dổi, cũng thu hàng chục triệu đồng mỗi năm”, anh Lắm nói.

Xe anh dừng lại tại một khoảng đất trống. Anh bảo đi thăm đàn bò, nhân tiện cho thêm thức ăn vì bò cái sắp sinh. Sau vài tiếng gọi quen thuộc, đàn bò từ nhiều phía tập trung lại chỗ máng thức ăn đã chuẩn bị sẵn. Anh kéo lại sợi dây thừng từ gốc cây để con bò cái được thoải mái ăn bột sắn kèm tí muối hột.

Chia sẻ về điều này, anh nói hiện tại còn khoảng 15 con cả bò lẫn trâu. Gia đình anh mới bán 2 con bò lớn để lấy tiền trang trải gia đình, và nộp học phí cho con. Có thời gian cao điểm, đàn trâu bò của anh lên đến 30 con, nhiều nhất làng, giá trị lên đến hơn 300 triệu đồng.

Ngoài keo, dổi và trâu bò, vợ chồng anh Lắm còn trồng lúa tím than và chăn nuôi hàng chục con gà, vịt. “Lúa tím than mới được đưa vào gieo trồng, giá trị kinh tế cao hơn lúa thường. Gà vịt thì chúng tôi nuôi thêm vừa làm thức ăn, và bán kiếm tiền sinh hoạt hằng ngày. Làm nhiều loại để có thu nhập xen kẽ, thường xuyên, còn nếu trông chờ vào keo và trâu bò thì lâu lắm. Chỉ có làm kinh tế tốt thì mới thoát được cái nghèo, cái khó”, anh Lắm chia sẻ.

Anh Hồ Văn Lắm đi đầu trong làm kinh tế.
Anh Hồ Văn Lắm đi đầu trong làm kinh tế

Ở bên kia cánh rừng, vợ anh Lắm đang phát cỏ, khai hoang diện tích đất còn trống. Anh Lắm sau khi đem thức ăn cho bò, thăm những hàng dổi sum suê trái, thì có nhiệm vụ mang cơm trưa cho vợ mỗi khi chị không về trưa. Theo anh Lắm, diện tích đất rẫy của gia đình và bà con được một doanh nghiệp giải tỏa để làm thủy điện, nhưng lâu nay chưa sử dụng nên bà con tận dụng trồng keo để có thêm thu nhập.

Hiện nay, vợ chồng anh đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dổi, và thử nghiệm trồng cây ăn trái như cam, bưởi, chanh. Không chỉ sản xuất giỏi, anh Lắm còn giúp đỡ nhiều hộ dân ở địa phương cùng tiến bộ, vươn lên trong cuộc sống. Trước đây, bà con chủ yếu sống bằng trồng lúa và trồng keo. Phát huy vai trò của mình, anh Lắm đã chia sẻ kinh nghiệm, vận động bà con chuyển đổi cây trồng.

Không chỉ giỏi về kinh tế, anh Lắm còn là hạt nhân trong việc tuyên truyền người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nỗ lực vươn lên làm ăn, giảm nghèo.

Theo anh Lắm, trước đây người dân còn ỷ lại vào trợ cấp, không lo làm ăn để cải thiện kinh tế gia đình. Anh cùng với lực lượng chức trách ở thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn vay vốn làm ăn.

Không những thế, với những kiến nghị của người dân về hỗ trợ cây giống, con giống đều được anh tiếp thu và báo cáo với cấp trên trong những cuộc họp thôn, nhờ đó, những đề xuất của người dân nhanh chóng đến được với các cấp. Phát huy từ những chuyến tham quan học hỏi mô hình sản xuất hay do Phòng Dân tộc huyện tổ chức, anh truyền đạt lại cho bà con để thông qua đó cùng phát triển kinh tế.

Có thời điểm, đàn trâu bò của gia đình anh lên đến 30 con, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Có thời điểm, đàn trâu bò của gia đình anh lên đến 30 con, trị giá hàng trăm triệu đồng

Ở địa Phương, anh Lắm được xem như người hòa giải “mát tay" của thôn. Trong những năm qua, anh cùng với cán bộ địa phương tham gia hàng trăm vụ hòa giải, trong đó, nhiều vụ hòa giải thành công. “Ở địa phương cũng hay xuất hiện tình trạng nhiều người mâu thuẫn về đất đai, về trâu bò ăn lúa của nhà khác, rồi những chuyện xích mích trong gia đình. Là Người có uy tín, tôi cũng đã kịp thời nắm bắt tình hình, cùng chính quyền trong việc hòa giải, đem lại tiếng nói chung, từ đó xóa bỏ mâu thuẫn”, anh Lắm chia sẻ.

Theo anh Lắm, đối với những mâu thuẫn về đất đai trong gia đình, anh thường gặp gỡ, động viên những người trong gia đình trước hết hòa giải bằng cái tình. Nếu sự việc không được giải quyết, lúc đó thôn sẽ đứng ra hòa giải. “Phần lớn, sau khi hòa giải, người dân đều thông cảm và bỏ qua cho nhau. Nếu không thì thực hiện theo hương ước, ví dụ như gia đình có trâu bò ăn hoa màu của nhà khác phải trả 500.000 đồng, để đền bù”, anh Lắm nói.

Đối với một số tập tục không còn phù hợp với đời sống hiện nay, anh Lắm cùng với lực lượng Người có uy tín ở địa phương cũng đứng ra tuyên truyền, bãi bỏ một số tập tục này. “Trước đây, đồng bào hay đâm trâu, để cúng chữa bệnh, vừa tốn kém vừa không có kết quả. Mình đứng ra tuyên truyền, vận động người dân nên đưa người bệnh đến bệnh viện để bác sỹ chữa trị, không nên tin vào những điều mê tín”, anh Lắm nói.

Ông Nguyễn Văn Tường, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Người có uy tín Hồ Văn Lắm, là một trong những điển hình về làm kinh tế ở địa phương, ngoài ra anh còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con vươn lên phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn lực lượng Người có uy tín trên địa bàn huyện nói chung, và anh Hồ Văn Lắm tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần làm cho bản, làng ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 9 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 9 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 9 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 9 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 9 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 9 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.
Tiếp tục phát huy vai trò Mặt trận 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong các chủ trương lớn

Tiếp tục phát huy vai trò Mặt trận 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong các chủ trương lớn

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua Ủy ban MTTQ Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự và chỉ đạo Hội nghị.