Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngư dân miền Tây Nam Bộ nỗ lực gỡ “thẻ vàng”: Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nghề cá (Bài 2)

Như Tâm - 09:41, 21/03/2023

Có vùng biên giới biển liền nhau, ngoài hàng ngàn phương tiện trên địa bàn, tại hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang còn có rất nhiều phương tiện của các tỉnh khác về đây khai thác... Những năm qua, hai tỉnh đã nỗ lực triển khai công tác phối hợp chặt chẽ với nhau bằng nhiều hành động, giải pháp trong công tác phòng, chống khai thác IUU, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tuần tra xuyên suốt, tránh việc độc chiếm ngư trường
Tuần tra xuyên suốt, tránh việc độc chiếm ngư trường

Làm tốt công tác phối hợp để gỡ "thẻ vàng"

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Cà Mau cho biết, để tránh việc độc chiếm ngư trường, hay bảo kê, khai thác tận diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, kéo theo việc xâm phạm vùng biển nước ngoài, khai thác không khai báo, từ năm 2020, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã ký kết chương trình hợp tác và thông qua kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện tuần tra chung trong hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chống khai thác IUU. 

“Chúng tôi thường xuyên phối đi tuần tra để kiểm tra công tác phòng chống IUU trên biển, không chỉ kiểm tra ngư dân, mà cả kiểm tra công tác thực thi IUU trên biển. Lãnh đạo hai tỉnh cùng các ngành chức năng luôn khẳng định quyết tâm, sát sao của địa phương trong thực hiện chống khai thác IUU nhằm gỡ “thẻ vàng”, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế biển bền vững bằng nghề khai thác có trách nhiệm”, ông Sử nhấn mạnh.

Không chỉ lãnh đạo hai tỉnh ký kết chương trình hợp tác, mà các đơn vị có trách nhiệm quản lý trên vùng biển của hai tỉnh cũng ký kết hợp tác theo từng chức năng và nhiệm vụ. Đại tá Huỳnh Văn Đông - Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang cho biết, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và của địa phương về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, trọng tâm là ngăn chặn tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Qua đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang, thống nhất ký kết phối hợp cùng các đơn vị của tỉnh bạn với nhiều nội dung, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra, vào khu vực biên giới biển; phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo báo, không theo quy định. 

Đồn biên phòng Tây Yên (BĐBP Kiên Giang) phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm tàu mất liên lạc trên thiết bị theo dỗi hành trình
Đồn biên phòng Tây Yên (BĐBP Kiên Giang) phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm tàu mất liên lạc trên thiết bị theo dỗi hành trình

Thực hiện nhiều giải pháp phát triển bền vững nghề cá

Bên cạnh, chống khai thác IUU, không để ngư dân đưa tàu đi khai thác vùng biển nước ngoài, để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín và danh dự của quốc gia, dân tộc. Các cơ quan chức năng đang triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trước nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, việc thả san hô nhân tạo xuống đáy biển nhằm mục đích thay đổi quá trình sinh học, điều kiện vật lý nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản được xem là giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tàu lưới kéo đánh bắt vùng nước ven bờ và nâng cao hiệu quả khai thác theo hướng bền vững. Hiện nay, khoảng hơn 30 nước trên thế giới xây dựng rạn san hô nhân tạo nhằm mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển nghề cá biển. 

Tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Dự án thả rạn san hô nhân tạo với 500 khối bê tông san hô nhân tạo được chia thành 5 cụm, mỗi cụm 100 khối, được thả xuống biển trải dài từ địa bàn xã Khánh Bình Tây qua Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời), thuộc khu vực biển Tây Cà Mau và đã đạt được kết quả tích cực.

Toàn bộ 500 khối san hô nhân tạo được Cơ quan Hợp tác quốc tế (TICA), Bộ Ngoại giao Thái Lan, Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện, mục tiêu là thúc đẩy khôi phục tài nguyên biển. Đặc biệt là sự suy giảm nguồn lợi thủy sản do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

Rạn san hô nhân tạo được đưa xuống biển bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế tàu lưới kéo đánh bắt vùng nước ven bờ
Rạn san hô nhân tạo được đưa xuống biển bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tàu lưới kéo đánh bắt vùng nước ven bờ

Đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh Cà Mau về chống khai thác IUU cho biết: Dự án thí điểm thả rạn san hô nhân tạo nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản, hướng đến phát triển nghề cá bền vững; đồng thời góp phần chống IUU, bước đầu đạt được nhiều tính hiệu khả quan tích cực. 

Qua quan sát thực tế của các nhà chuyên môn, các loài cá tập trung tại khu vực thả rạn san hô nhân tạo có khuynh hướng tăng lên. Đặc biệt, một số loài cá tại khu vực rạn có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước bình thường do ngư dân đánh bắt ngoài biển xa bờ, sự xuất hiện nhiều họ, loài hải sản đa dạng hơn như họ nghêu, tôm, hải sâm, giáp xác… ngày càng nhiều hơn, đồng thời chống được nạn khai thác thủy sản theo hướng tận diệt.

Ban Tổ chức Lễ hội Kỷ niệm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các ở TP. Hà Tiên thả cá, tôm, ghẹ giống về biển, duy trì nguồn lợi hải sản trong môi trường tự nhiên
Ban Tổ chức Lễ hội Kỷ niệm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các ở Tp. Hà Tiên thả cá, tôm, ghẹ giống về biển, duy trì nguồn lợi hải sản trong môi trường tự nhiên

Còn ở tỉnh Kiên Giang, ngoài việc áp dụng thả rạn san hô nhân tạo đang phát huy hiệu qủa, tỉnh còn trú trọng đến việc thả các loại cá giống về biển để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, bên cạnh việc xiết chặt chống IUU, chúng tôi luôn quan tâm đến phát triển nguồn lợi thủy, nhằm hạn chế việc cạn kiệt nguồn lợi. Có được vậy chúng ta mới duy trì hiệu quả việc chống khai thác thủy sản trái phép. 

Đối với Kiên Giang việc tạo các mô hình thả con giống về biển, là chủ trương của tỉnh có nhiều năm nay. Mỗi khi có sự kiện lớn gắn với biển đảo, là phát động thà con giống về biển, cũng có các sự kiện định kỳ thực hiện. Đơn cử như, nhân ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1/4 hay Lễ hội kỷ niệm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các ở Tp. Hà Tiên. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mô hình ngân hàng ghẹ trứng để nghiên cứu lai tạo và thả về môi trường tự nhiên. Qua đó, phát động toàn thể Nhân dân cùng chung tay giữ gìn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngay lúc này, ngư dân của vùng biển Tây Nam cũng đã xác định tránh nhiệm của mình, trước vận mệnh của nghề cá; họ cũng đã tự ý thức tháo "thẻ vàng” với chính mình. Tất cả đều cố gắng, quyết tâm cùng với cả hệ thống chính trị trong khoảng thời gian vàng 180 ngày để gỡ “thẻ vàng”, để không còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín và danh dự của quốc gia, dân tộc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
TỔ CHỨC TRỌNG THỂ LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

TỔ CHỨC TRỌNG THỂ LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ 00 phút ngày 25/5/2025 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Kiên Giang: Đồn Biên phòng Nam Du tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030

Kiên Giang: Đồn Biên phòng Nam Du tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030

Tin tức - Hoàng Lâm - Minh Triết - 22:43, 24/05/2025
Ngày 24/5, Chi bộ Đồn Biên phòng (ĐBP) Nam Du trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Đại hội Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là một trong những Đồn Biên phòng thuộc huyện đảo Kiên Hải - địa bàn sẽ thành lập đặc khu theo định hướng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang.
Tăng cường quản lý chặt thị trường vàng, không để xảy ra tình trạng thao túng, lũng đoạn

Tăng cường quản lý chặt thị trường vàng, không để xảy ra tình trạng thao túng, lũng đoạn

Thời sự - PV - 21:27, 24/05/2025
Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường vàng.
Bàn giải pháp phát triển sầu riêng bền vững

Bàn giải pháp phát triển sầu riêng bền vững

Kinh tế - Lê Hường - 21:21, 24/05/2025
Ngày 24/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị “Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững” tại Tp.Buôn Ma Thuột. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyên Thiên Văn chủ trì hội nghị.
TP. Hà Nội: Biểu dương

TP. Hà Nội: Biểu dương "gia đình 5 không, 3 sạch" và trẻ mồ khôi vượt khó học tốt

Tin tức - Minh Anh - 21:19, 24/05/2025
Chiều ngày 24/5, Hội LHPN TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và biểu dương trẻ em mồ côi vượt khó học tập tốt giai đoạn 2021 - 2025.
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tin tức - Minh Anh - 21:10, 24/05/2025
Ngày 24/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lai Châu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức chuỗi sự kiện “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) - Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc”.
Nỗ lực kết thúc đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sớm nhất

Nỗ lực kết thúc đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sớm nhất

Thời sự - PV - 18:52, 24/05/2025
Sáng 24/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Dù trời mưa, dòng người vẫn không ngừng đổ về viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Dù trời mưa, dòng người vẫn không ngừng đổ về viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Thời sự - Tào Đạt - CTV - 18:45, 24/05/2025
Dù trời mưa nặng hạt, kéo dài hàng giờ đồng hồ, dòng người đến viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vẫn kiên nhẫn xếp hàng trật tự trước khu vực Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - PV - 14:15, 24/05/2025
Trong sổ tang, lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Luật Dẫn độ: Đẩy mạnh chiến lược hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập quốc tế

Thời sự - Hoàng Quý - 13:42, 24/05/2025
Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ.