Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

“Ngôi sao xanh” trên đỉnh núi

Tiêu Dao - 08:27, 03/05/2023

Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực vượt qua để làm công tác dân tộc và mong cho người dân được sung túc, đủ đầy hơn. Bà là Nguyễn Thị Sửu (Kê Sửu) - người phụ nữ Tà Ôi đầu tiên có học vị Tiến sĩ, từng làm Bí thư Huyện ủy A Lưới, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và bây giờ là Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chị Kê Sửu (người ngồi sau xe máy đi trước) trên đường vào bản vùng cao.
Bà Kê Sửu (người ngồi sau xe máy đi trước) trên đường vào bản vùng cao

Tiến sĩ đầu tiên của dân tộc Tà Ôi

Bà Kê Sửu (tên gọi theo tiếng Tà Ôi) nói chuyện với chúng tôi bằng chất giọng nhẹ nhàng, ấm áp, không pha phương ngữ, dù bà sinh ra, lớn lên trong ngôi làng Tà Ôi ở vùng núi xa xôi phía Tây Thừa Thiên Huế. Là nhà nghiên cứu đã viết hàng chục cuốn sách về văn hóa dân gian của người Bru Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu hay Pa Hy (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi) bà bảo, chuyện học của bà là nỗ lực của gần cả một đời người.

Ký ức của bà chảy tuôn như dòng nước mùa mưa nơi triền Tây đất A Ngo vậy. Ngày bà sinh ra trong hang tối trên đỉnh A Ngo và chập chững lớn, chiến tranh vẫn còn. Cha bà hoạt động cách mạng nằm vùng ở vùng cao A Lưới. Bà lớn lên trên lưng mẹ cùng những câu chuyện về người cha xa nhà biền biệt, những câu chuyện về người Tà Ôi thấm đẫm chất sử thi, về những điệu hát ru và tấm thổ cẩm. Bà có lẽ là một trong số ít người dám vượt qua những hủ tục, đi tìm ánh sáng với con chữ Bác Hồ, rồi xuống núi để học cao hơn trong nỗi ám ảnh về người mẹ của mình.

Mẹ của bà, bà Kê Doaip có một cuộc sống không nhiều vui sướng vì những hủ tục trước đó. Và Kê Sửu như ngôi sao xanh trên đỉnh núi của người Tà Ôi dám bước qua muôn vàn khó khăn để chứng minh rằng, phụ nữ Tà Ôi không chỉ biết lấy chồng, đẻ con mà có thể làm được rất nhiều việc có ích cho quê hương, đất nước.

Bà kể về chuyện học, về những nỗ lực của mình, 9 tuổi mới vào lớp 1, để rồi từ đó là một chuỗi dài đằng đẵng những thử thách thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Hết cấp I, rồi cấp II và cấp III, bà học sư phạm để trở thành giáo viên dạy Ngữ Văn trên quê hương mình. Nhưng khát khao được khám phá những tầng sâu văn hóa của dân tộc mình đã thôi thúc Kê Sửu dấn bước, làm một cuộc “cách mạng” nữa, khi khăn gói xuống phố để học cao học, rồi sau đó là nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Tháng 3/2009, người Tà Ôi đã vô cùng tự hào khi có đứa con đầu tiên của dân tộc mình nhận tấm bằng Tiến sĩ lúc đang ở độ tuổi 36. Khi ấy, Kê Sửu đang là Chánh Văn phòng Huyện ủy A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Ngoài tiếng Tà Ôi, bà tự học thêm tiếng Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Pa Hy... Bà không chỉ chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ, mà từ ngôn ngữ bà thấy được những mạch nguồn văn hóa của các DTTS khắp vùng A Lưới. Dấu chân của người phụ nữ Tà Ôi này đã in trên nhiều bản làng của núi rừng Trường Sơn, để nghe già làng kể chuyện, tập hợp những câu dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi của người Tà Ôi.

Từ luận án Tiến sĩ, cho đến hàng chục đề tài nghiên cứu, hàng chục cuốn sách, hàng trăm câu ca dao, tục ngữ, hàng trăm câu chuyện cổ được bà sưu tầm, sáng tác, nghiên cứu, đặc biệt là bản thảo và băng ghi âm về sử thi A Chất... đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn giá trị văn hóa dân gian của cộng đồng DTTS ở vùng cao Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

“Muốn đồng bào thay đổi thì mình phải thay đổi trước”

Chị Kê Sửu trong buổi phỏng vấn của kênh Truyền hình Quốc hội.
Bà Kê Sửu trong buổi phỏng vấn của kênh Truyền hình Quốc hội

Là người con của đồng bào Tà Ôi, nỗi khát khao, mong muốn giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cứ thôi thúc bà, khiến bà đau đáu ngày đêm. Làm sao cho đồng bào mình trên núi sớm an cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống? Làm sao cho lũ trẻ được đến trường học tập đầy đủ? Làm sao để những phụ nữ không còn bị ràng buộc vào những hủ tục như mẹ bà trước đây?... Những khao khát ấy khiến bà phải hành động bằng những việc làm cụ thể.

Những năm tháng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Huyện ủy A Lưới rồi Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, bước chân bà cứ mải miết đi về hướng núi. Bà kể, có nhiều đêm mưa gió, bão bùng, bà phải đi vào từng bản làng để tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện công tác dân tộc. Vì bà biết ở đó bà con cần bà, cần chính quyền đến hỗ trợ, giúp đỡ. Những lúc tuyên truyền vận động, có khi bà gặp riêng người vợ để nói chuyện, rồi gặp riêng người chồng để tâm tình, để rồi tất cả cùng chuyển ý mà tin theo.

Bằng vốn ngôn ngữ đa dạng của mình, người làng tin bà, nghe bà, cùng làm theo bà. Cứ thế, bà thuận lợi hơn trong công tác dân tộc của mình. “Tôi cố gắng làm tất cả để hướng về đồng bào mình, để đồng bào trên núi sớm an cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; cho lũ trẻ được đến trường, cho những phụ nữ không còn bị ràng buộc vào những hủ tục; cho những con đường sớm nối đến những bản xa; cho người dân thoát nghèo, phấn đấu làm giàu trên quê hương mình!”, Kê Sửu rưng rưng với nỗi niềm như thế, khi kể chuyện làm công tác dân tộc.

Mười mấy năm với công tác dân tộc ở nhiều vị trí khác nhau trong bộ máy chính quyền huyện A Lưới và Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Kê Sửu đã giúp không ít bản làng ở vùng cao của tỉnh vươn lên, xóa bỏ hủ tục. Bà chia sẻ, để thay đổi nhận thức là một hành trình không hề đơn giản. Muốn đồng bào thay đổi thì mình phải thay đổi trước và chỉ bằng con đường học vấn. Muốn cộng đồng mình tươi sáng hơn thì phải lao vào tìm hiểu thực tế và nguyên nhân cực khổ như thế nào để cùng đồng bào tìm cách thay đổi.

Minh chứng điều này, bà Kê Sửu nhận định, vùng đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế nói chung đã đi lên trong gian khó sau chiến tranh. Đồng bào DTTS đã đổi đời theo sự đi lên của đất nước. Con em người Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy… trước đây chỉ biết lên nương, đi rẫy, đi rừng, nay đã được học hành để vươn lên, làm chủ cuộc sống. Những cử nhân, kỹ sư nông học là người Pa Cô, Tà Ôi… cũng không còn hiếm.

Bây giờ đã là Phó đoàn chuyên trách của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bà Kê Sửu vẫn có nhiều tâm tư với công tác dân tộc, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Bà cho rằng, ưu tiên lớn nhất của người làm công tác dân tộc là làm sao đưa đời sống bà con vùng cao thoát đói nghèo một cách bền vững, chậm mà chắc, làm thực chất, tiến triển về mặt định lượng chứ không phải hô hào khoa trương thành tích. Đồng thời, nâng cao ý thức dân tộc cho từng người, từng bản làng để chính họ gìn giữ và phát huy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Tin nổi bật trang chủ
Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Sắc màu 54 - Trương Vui - Thúy Hồng - 20:05, 31/05/2023
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023.
Tạo thành công thuốc chống siêu vi khuẩn nguy hiểm nhờ AI

Tạo thành công thuốc chống siêu vi khuẩn nguy hiểm nhờ AI

Khoa học - Công nghệ - PV - 19:49, 31/05/2023
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để tạo ra Abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

"Ngày hội gia đình" tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 18:04, 31/05/2023
Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Trao giải Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội 2023

Trao giải Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội 2023

Tin tức - Hồng Phúc - 17:58, 31/05/2023
Ngày 31/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổng kết Liên hoan Nghệ thuật múa không chuyên - Hà Nội năm 2023, thiết thực Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).
Quảng Ninh: Nhiều hoạt động hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quảng Ninh: Nhiều hoạt động hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Nhịp cầu nhân ái - Thiên An - 17:00, 31/05/2023
Trong 2 ngày (30 và 31/5), Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Nhóm từ thiện Hạ Long Xanh (Tp. Hạ Long) và Nhóm từ thiện Quảng Ninh thân yêu (Tp. Cẩm Phả) đã tặng quà và hỗ trợ cho các cơ sở chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Tp. Hạ Long.
Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Vừa qua, Công an Tp. Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Những vấn đề toàn cầu là nền tảng hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Những vấn đề toàn cầu là nền tảng hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Tin tức - PV - 16:35, 31/05/2023
Sáng 31/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia

Tin tức - Trí Phương - 16:30, 31/05/2023
Ngày 31/5, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã có buổi đón tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia do ông Nhem Valy - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia và các thành viên đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Kon Tum: Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè và phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Kon Tum: Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè và phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Tin tức - P.Nguyên - T.Nhân - 16:30, 31/05/2023
Ngày 31/5, tại huyện Kon Plông, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè gắn với hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.
Quảng Ninh: Sẵn sàng cho kỳ thi THCS và THPT Quốc gia 2023 - 2024

Quảng Ninh: Sẵn sàng cho kỳ thi THCS và THPT Quốc gia 2023 - 2024

Giáo dục - Mỹ Dung - 16:20, 31/05/2023
Ngày mai (1/6), trên 15.000 thí sinh tại Quảng Ninh sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Mọi công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc cung cấp điện cho kỳ thi trong mùa nắng nóng đến thời điểm hiện tại đã cơ bản được bảo đảm.
Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà sẽ diễn ra từ 3 - 11/6/2023

Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà sẽ diễn ra từ 3 - 11/6/2023

Thể thao - Tráng Xuân Cường - 16:10, 31/05/2023
Theo thông tin của Ban Tổ chức, Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 - hoạt động chính trong Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè, sẽ diễn ra từ ngày 3 - 11/6/2023.