Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngôi làng “cây nấm” phía nam Hàn Quốc

Nguyệt Anh - 16:31, 20/06/2022

Làng cổ Naganeupseong với những ngôi nhà hình cây nấm không chỉ mang đến du khách những trải nghiệm thú vị mà còn là nơi lưu giữ và tái hiện những giá trị truyền thống của người Hàn Quốc xưa.

Làng cổ Naganeupseong ở Hàn Quốc
Làng cổ Naganeupseong ở Hàn Quốc

Ngôi làng phong fthủ

Naganeupseong là một làng cổ nằm ở Suncheon, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Ngôi làng được xây dựng vào năm 1397 có tường bao quanh với mục đích làm thành trì, chống lại sự tấn công của những kẻ xâm lăng ngoài khu vực.

Ngôi làng được xây dựng trên một cánh đồng bằng phẳng được bao quanh bởi những ngọn núi. Nơi này từng là trung tâm hành chính của quận Nagan-eup trong các triều đại Joseon và Goryeo (918 - 1392), đặc biệt phát triển mạnh vào cuối những năm 1300 dưới triều đại Joseon.

Ngôi làng Naganeupseong trong nắng sớm.
Ngôi làng Naganeupseong trong nắng sớm.

Ngôi làng với những mái nhà hình cây nấm này đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011. Theo đánh giá của UNESCO, Naganeupseong là một thị trấn địa phương điển hình của triều đại Joseon, đại diện cho các ngôi làng pháo đài lịch sử của Hàn Quốc.

Naganeupseong chứa đựng những biểu tượng của xã hội nông nghiệp như những ngôi nhà lợp mái tranh, cùng những phong tục và nghi thức xã hội đặc trưng. Nó bao gồm các yếu tố cần thiết cho một thị trấn hành chính điển hình thời Joseon như cụm nhà dân, pháo đài và nhà công vụ. Trong đó, pháo đài là công trình quan trọng bậc nhất, các bức tường của pháo đài được xây dựng bằng đá hình vuông với chiều cao 4m, chiều rộng 3 - 4m và tổng chiều dài 1.410m. Thị trấn bao gồm 3 khu phố dọc theo phía đông, nam và tây của các bức tường pháo đài. Kiến trúc của ngôi làng cũng thể hiện quan điểm tư tưởng của Nho giáo.

Năm 2011, ngôi làng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thu hút khá đông du khách đến tham quan.
Năm 2011, ngôi làng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thu hút khá đông du khách đến tham quan.

Tuy nhiên, điều làm nên sự độc đáo của ngôi làng là tất cả các ngôi nhà trong làng đều có hình nấm, mái lợp bằng cỏ tranh, tạo nên một tổng thể xưa cũ không thể trộn lẫn. Trong khi những ngôi làng lịch sử khác của Hàn Quốc có sự phân cấp rõ rệt: Nhà mái ngói dành cho những người biết chữ và nhà lợp bằng cỏ tranh dành cho người bình dân.

Bài học về bảo tồn

Theo UNESCO, dưới thời vua Sejong, có 96 làng pháo đài (eupseong), tuy nhiên, hầu hết đã bị tháo dỡ dưới sự cai trị của Nhật Bản từ năm 1910 đến năm 1945. Chỉ một số pháo đài còn tồn tại, trong đó Naganeupseong. Dữ liệu lịch sử cho thấy ở triều đại Joseon, nơi này có 950 người sinh sống. Sau đó, dân số giảm xuống còn 820 người trong 199 hộ. Ngày nay, vẫn còn 85 hộ gia đình với khoảng hơn 200 nhân khẩu sinh sống ở đây. Tổng cộng 231 ngôi nhà ở Naganeupseong vẫn còn nguyên trạng với mái tranh, đá không vữa. Một số ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn để phục vụ khách tham quan.

Những cổng riêng mái tranh, tường đá, ngõ hẻm gợi lên bao kỷ niệm xưa.
Những cổng riêng mái tranh, tường đá, ngõ hẻm gợi lên bao kỷ niệm xưa.

Khi đến đây, du khách có cảm giác như bước vào một thế giới khác. Những ngôi nhà mái tranh màu xám bạc, tường đất, phía trước có một khoảng sân đất nện nhỏ..., tất cả đều mang một màu hoài cổ nhắc nhớ về giá trị lịch sử của ngôi làng. Mỗi mùa trong năm lại mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân và mùa hạ mang đến cảm giác mát mẻ dễ chịu nhờ những bãi cỏ, vườn rau xanh xen giữa các ngôi nhà. Mùa thu, Naganeupseong được nhuộm trong sắc vàng của cây lá. Còn mùa đông đến, cả ngôi làng được phủ lên một màu trắng xóa của tuyết, trông như thế giới cổ tích.

Bức tranh quê
Bức tranh quê

Những người dân ở đây xứng đáng được tôn vinh bởi họ chấp nhận một cuộc sống gần như xa rời thế giới văn minh để bảo tồn di sản. Cuộc sống của họ chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Họ thường tận dụng những khoảnh vườn nhỏ trong sân nhà để trồng rau, hoa màu và chăn nuôi theo mùa. Thay vì dùng máy sưởi, người dân đi nhặt củi khô để sưởi ấm vào mùa đông. Đi dạo trong làng, du khách sẽ bắt gặp những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đang giặt đồ hay dọn dẹp. Họ gần như không cải tạo nhà cửa, trừ việc lợp lại mái cho ngôi nhà vào dịp cuối năm để cầu mong những điều may mắn sẽ đến trong năm mới.

Những chiếc hũ để làm tương được xếp cạnh nhau trong ngôi làng cổ
Những chiếc hũ để làm tương được xếp cạnh nhau trong ngôi làng cổ

Tới thăm ngôi làng, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, dệt, nhuộm và âm nhạc. Tại đây thường xuyên có các buổi biểu diễn ca múa nhạc truyền thống. Khách tham quan còn có thể tham gia buổi học về nghi thức trà đạo truyền thống của Hàn Quốc hoặc cưỡi ngựa. Ngôi làng nổi tiếng này đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim cổ trang Hàn Quốc.

Một số hình ảnh về làng cổ Naganeupseong:

Một góc làng cổ Naganeupseong
Một góc làng cổ Naganeupseong
Các tác phẩm điêu khắc từ xưởng ở Nagan-eupseong đang chào đón du khách tới làng cổ tham quan
Các tác phẩm điêu khắc từ xưởng ở Nagan-eupseong đang chào đón du khách tới làng cổ tham quan
Những mái tranh trong ráng chiều
Những mái tranh trong ráng chiều
Những bông hoa cải dầu vàng và mái tranh hài hòa tuyệt vời.
Những bông hoa cải dầu vàng và mái tranh hài hòa tuyệt vời.
Một góc vườn ở làng cổ
Một góc vườn ở làng cổ
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 2 giờ trước
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 2 giờ trước
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Du lịch - Vũ Hảo - 2 giờ trước
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 2 giờ trước
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Vào mùa hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm... Theo dân gian, sử dụng lá cây để tắm có thể giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy. Sau đây là một số bài thuốc từ cây lá trong vườn nhà mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Biểu dương trẻ em hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt trong học tập

Kon Tum: Biểu dương trẻ em hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt trong học tập

Xã hội - P.Nguyên - T.Nhân - 2 giờ trước
Ngày 1/6, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ em khó khăn, có thành tích tốt trong học tập và Nhà bảo trợ tiêu biểu năm 2023.
Giải cứu 140 công dân Việt ở Philippines về nước an toàn

Giải cứu 140 công dân Việt ở Philippines về nước an toàn

Xã hội - T.Hợp - 5 giờ trước
Liên quan vụ việc công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu ngày 4/5 tại tỉnh Pampanga, gần thủ đô Manila, Philippines. Tính tới ngày 1/6, 140 công dân Việt Nam trên tổng số 437 người được lực lượng chức năng Philippines giải cứu, đã về nước an toàn.