Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngoại giao đóng vai trò kiến tạo xuyên suốt các giai đoạn lịch sử

PV - 12:15, 23/04/2025

Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, từ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình.

Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, từ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình - Ảnh: VGP/Hải Minh
Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, từ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hoà chung không khí hân hoan của cả dân tộc hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 23/4, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại". 

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, cùng khoảng 500 đại biểu tham dự Hội thảo, trong đó có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, nhân chứng lịch sử, nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội.

Trong phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Cách đây tròn 50 năm, thắng lợi lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên "độc lập - thống nhất - hòa bình và phát triển" cho dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của lòng yêu nước, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc và khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam cũng như Nhân dân ưa chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Trong hành trình ấy, ngoại giao đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoại giao đã kết hợp với quân sự, chính trị, tạo ra thế trận "vừa đánh vừa đàm", huy động sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Trong đó đấu tranh quân sự và chính trị là cơ sở cho đàm phán trên mặt trận ngoại giao. Ngược lại, đấu tranh ngoại giao góp phần cộng hưởng thắng lợi và hỗ trợ cho các hoạt động đấu tranh chính trị và quân sự.

Từ Hội nghị Geneva năm 1954 đến Hiệp định Paris năm 1973, những thỏa thuận lịch sử trên bàn đàm phán đã tạo mở ra những cơ hội để giành độc lập, kết thúc chiến tranh, tiến tới thống nhất đất nước.

Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và nêu cao tư tưởng hòa hiếu, khoan dung và nhân văn sâu sắc; tranh thủ sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, huy động được sự ủng hộ của các nước xx hội chủ nghĩa và mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.

Từ bài học trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế, nâng tầm đóng góp của Việt Nam vào việc bảo đảm an ninh và kiến tạo hòa bình trên thế giới.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế, nâng tầm đóng góp của Việt Nam vào việc bảo đảm an ninh và kiến tạo hòa bình trên thế giới - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế, nâng tầm đóng góp của Việt Nam vào việc bảo đảm an ninh và kiến tạo hòa bình trên thế giới - Ảnh: VGP/Hải Minh

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng bày tỏ sự tri ân sâu sắc những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ ngoại giao tiền bối, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình... nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngoại giao, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã góp phần làm nên sự thắng lợi lịch sử này. Đây là những tấm gương về lòng yêu nước và sự tận hiến, về trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao và sẽ mãi là bài học quý báu cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự có mặt của các nhân chứng lịch sử, bạn bè quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu có mặt tại đây hôm nay, đặc biệt là những bạn bè quốc tế đã coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình, đóng góp vào công cuộc tái thiết, xây dựng lại Việt Nam, trong đó có nhiều người đang tham dự tại Hội thảo ngày hôm nay như John McAuliff, Chuck Searcy, Lady Borton, Virginia Foote, Tim Rieser…

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch nước Lương Cường chỉ rõ, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, nói chung đều trải qua những thời khắc mang tính bước ngoặt, ngã rẽ lịch sử quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình.

Đối với Việt Nam, chiến thắng 30/4/1975 là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc. Từ đây, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối; dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhấn mạnh trong chiến thắng lịch sử đó có đóng góp to lớn của ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch nước cho rằng nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử và những bài học sâu sắc từ chiến thắng 30/4/1975 đối với ngoại giao Việt Nam trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị, mang tính dân tộc và thời đại sâu sắc.

Chủ tịch nước khẳng định, nhìn lại lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam, chúng ta càng nhận thức rõ ràng hơn về vai trò rất quan trọng của công tác ngoại giao.

Đặc biệt khi Bộ Chính trị năm 1969 ban hành Nghị quyết xác định "Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược" thì ngoại giao đã trở thành công cụ quan trọng, góp phần phân hóa kẻ địch, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế và lan tỏa tính chính nghĩa về cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam tới thế giới.

Tầm nhìn và tư duy sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối ngoại đã được đưa ra đúng thời điểm, rất phù hợp với bối cảnh quốc tế khi đó. Đặc biệt, sự nổi lên của các "dòng thác cách mạng," nhất là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, cùng sự ủng hộ của Nhân dân tiến bộ trên thế giới là những điều kiện căn bản giúp ngoại giao Việt Nam kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hội thảo quốc tế ""50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại" có sự tham dự của 500 đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Hải Minh
Hội thảo quốc tế "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại" có sự tham dự của 500 đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo Chủ tịch nước, vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam cũng được thể hiện xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, từ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình.

Trong đó, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ to lớn cả vật chất, tinh thần từ các nước xã hội chủ nghĩa, Nhân dân tiến bộ trên thế giới, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam và trong lịch sử thế kỷ XX, hiếm có cuộc đấu tranh của dân tộc nào lại quy tụ được sự ủng hộ rộng khắp, mạnh mẽ cả ở trong và ngoài nước như dân tộc Việt Nam.

Ngoại giao đã phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, mở ra cục diện "vừa đánh, vừa đàm," qua đó giành thắng lợi từng bước, tạo tiền đề đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đi đến toàn thắng.

Trong đó có những cuộc đấu trí cam go trên bàn đàm phán Hội nghị Geneve năm 1954 và nhất là Hội nghị Paris (từ năm 1968-1973) đã trở thành đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước chỉ rõ ngoại giao đã góp phần quan trọng trong tái thiết đất nước, triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới, mở ra cục diện đối ngoại thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong 40 năm Đổi mới, ngoại giao đã có nhiều đóng góp thiết thực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một đất nước lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đến nay Việt Nam nằm trong tốp 35 nền kinh tế hàng đầu về quy mô GDP, tốp 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Từ một nước bị bao vây, cô lập, Việt Nam nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 nước, thiết lập được mạng lưới 34 nước có quan hệ đối tác toàn diện trở lên, trong đó có đầy đủ các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, toàn bộ các thành viên G7, 18/20 nền kinh tế G20, tất cả các nước ASEAN.

Chủ tịch nước khẳng định nửa thế kỷ đã trôi qua, song cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã để lại cho ngoại giao nhiều bài học quý báu.

Đối với Việt Nam, đó là những bài học về vận dụng sáng tạo tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; bám sát phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến", luôn kiên định về mục tiêu chiến lược độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, song rất linh hoạt về sách lược.

Đó còn là bài học về coi trọng sự phối chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, kinh tế và các lĩnh vực trọng yếu khác trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; bài học về phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài - bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đối với bạn bè quốc tế, chiến thắng lịch sử 30/4/1975 và sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, là hình mẫu điển hình của một dân tộc kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu và rất nhân văn nhân nghĩa, nhân đạo, nhân tình.

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi bước ngoặt, có tính lịch sử, Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng tương lai, vận mệnh của đất nước gắn liền với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới; đồng thời nhấn mạnh bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; nhất quán chính sách quốc phòng "4 không"; sẵn sàng đóng góp tích cực và chủ động vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự hội thảo - Ảnh: VGP/Hải Minh
Chủ tịch nước Lương Cường và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Hội thảo - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chủ tịch nước kỳ vọng Hội thảo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức sẽ góp phần nhìn nhận, làm rõ những nhân tố, bài học, vai trò, và những đóng góp to lớn, nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và phát triển đất nước. Đồng thời, gợi mở những hướng đi thiết thực để Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay kiến tạo và gìn giữ hòa bình bền vững ở khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước nhấn mạnh Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là một sự kiện chính trị trọng đại, là thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới; thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Năm tháng dù trôi qua, tính thời đại và thời sự sâu sắc của "câu chuyện Việt Nam" vẫn vẹn nguyên, tỏa sáng những giá trị cao đẹp của hành trình tìm kiếm hòa bình bền vững, đối thoại, hàn gắn vết thương chiến tranh, hòa hợp dân tộc, tái thiết, phát triển.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhân chứng lịch sử, nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận, chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm cả trong quá khứ, hiện tại về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan tới vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng mùa Xuân lịch sử 30/4/1975; đóng góp của ngoại giao trong kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất đất nước; sự phối hợp giữa đấu tranh quân sự, ngoại giao trong Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975; những bài học rút ra từ ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đối với công tác đối ngoại hiện nay; hay vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trong kỷ nguyên mới…

Các tham luận đã cung cấp rất nhiều thông tin, phân tích và luận giải nhiều vấn đề, gợi mở, đề xuất nhiều định hướng rất có giá trị, trong đó khẳng định lại những đóng góp to lớn của ngoại giao trong sự nghiệp thống nhất đất nước của Việt Nam.

Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, giải quyết xung đột ở khu vực, quốc tế. Trong đó có nhiều bài học rút ra từ thực tiễn thống nhất đất nước của Việt Nam như hàn gắn vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai…

Các tham luận cũng đã gợi mở nhiều sáng kiến, nội dung Ngoại giao Việt Nam có thể tham gia, đóng góp cho thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 17 phút trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 19 phút trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 19 phút trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 21 phút trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 23 phút trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 24 phút trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 37 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 41 phút trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 52 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.