Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghiêm trị để răn đe

PV - 14:33, 24/03/2021

Báo cáo về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày, đã nhấn mạnh:“Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”.

Ảnh minh họa: vov.vn
Ảnh minh họa: vov.vn

Đây là sự cụ thể hóa, nhấn mạnh tính thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, tinh thần thượng tôn pháp luật của mọi công dân, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mọi cán bộ, đảng viên, mọi công dân đều phải có bổn phận chấp hành, không ai được ngả nghiêng, dao động...

Hiểu đúng bản chất, thống nhất hành động

Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp mở ra thời kỳ mới đầy triển vọng của đất nước ta. Trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua, mở hướng đột phá vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 toàn cầu, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế, đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, thì các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động lại cay cú, tiếp tục tìm kẽ hở để lợi dụng chống phá. Một trong những chiêu trò của chúng là săm soi từng câu chữ trong các văn kiện và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để xuyên tạc, kích động. Bám vào từ “nghiêm trị”, chúng lu loa lên rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương sử dụng “công cụ bạo lực” để “gia tăng đàn áp” những người “bất đồng chính kiến”, thực hiện “đàn áp nhân quyền”... Đặc biệt, khi lực lượng công an một số địa phương tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam một số đối tượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ luật Hình sự, ngay lập tức nhiều kênh truyền thông hải ngoại phát tiếng Việt dẫn lời những phần tử cực đoan được dịp ra sức tung luận điệu ám chỉ, suy diễn. Chúng cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang gặp khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam “lo sợ” sẽ có một làn sóng chỉ trích, nên mới thực hiện chủ trương “đàn áp” những người bất đồng chính kiến như vậy...

Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, cùng với việc đẩy mạnh học tập, quán triệt, đưa nghị quyết vào cuộc sống, chúng ta tiếp tục tập trung chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Các thế lực thù địch, phản động nhân cơ hội này tìm mọi chiêu trò gây nhiễu thông tin, đánh tráo khái niệm, kích động, xuyên tạc, kêu gọi biểu tình, gây rối. Từ sự khơi mào của một số đối tượng trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, không ít kênh phát tiếng Việt trên mạng xã hội đã hùa theo, lôi kéo sự tham gia của nhiều đối tượng a dua, a tòng, nhân cơ hội ăn theo nói leo, chụp mũ, quy kết, nói xấu Đảng, xuyên tạc, bôi đen tình hình đất nước, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Trước những luận điệu xuyên tạc, thể hiện rõ ý đồ chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần nói rõ bản chất vấn đề, nhằm thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; phủ nhận, đập tan những luận điệu ngụy tạo, nguy hiểm, xấu độc của chúng.

Những hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia-dân tộc, tiếp tay cho các thế lực bên ngoài phá hoại, cản trở sự phát triển của đất nước đều là những hành vi cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109, Bộ luật Hình sự. Nhấn mạnh hành động nghiêm trị chính là sự khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện tính biện chứng của quy luật phát triển, đáp ứng đòi hỏi từ chính thực tiễn.

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ truyền thuyết cho đến lịch sử, thời kỳ nào tổ tiên, ông cha ta cũng kiên quyết nghiêm trị tội phản quốc. Lưỡi gươm đẫm máu và nước mắt của An Dương Vương trong truyền thuyết “Nỏ thần” là thông điệp luôn nóng hổi tính thời sự, tổ tiên ta truyền lại cho con cháu để có kế sách giữ nước ngay từ bên trong. Trong thời đại Hồ Chí Minh, năm 1953, trước tình hình phức tạp của thù trong, giặc ngoài, để bảo vệ chính quyền cách mạng, ngày 20-1-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 133-SL của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Điều 1 của sắc lệnh ghi rõ: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất cho dân tộc, nay ban hành sắc lệnh này nhằm mục đích trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc. Điều 11 của sắc lệnh ghi: Kẻ nào vì mục đích phản quốc, có những hành động tuyên truyền cổ động cho địch như: Phao tin đồn nhảm làm cho nhân dân hoang mang; Bất cứ dùng cách gì để tuyên truyền cho chính sách áp bức, bóc lột, lừa phỉnh của địch; Đầu độc, trụy lạc nhân dân bằng văn hóa nô dịch; Tuyển mộ ngụy binh hay mộ phu cho địch; Dụ dỗ bộ đội, cán bộ, nhân dân bỏ hàng ngũ kháng chiến đi theo địch, sẽ bị xử phạt như sau: Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình. Bọn tay chân mà tội trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống...

Dẫn một số ví dụ như vậy để thấy rõ hơn, việc nghiêm trị các hành vi, đối tượng có âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước là chủ trương xuyên suốt của Đảng ta. Nhìn rộng ra, bất cứ một thể chế chính trị nào, bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào trên thế giới cũng đều có những chế tài nghiêm khắc đặc thù để trừng trị những thế lực đi ngược lại hiến pháp, pháp luật, lợi ích của chính quốc gia đó.

Trong giai đoạn đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, hội nhập, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, trước âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng gay gắt, tinh vi của các thế lực thù địch, việc khẳng định tính nghiêm trị đối với mọi âm mưu, hành động phá hoại như đã nêu trên chính là thể hiện tinh thần kiên trì, kiên quyết trong đấu tranh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tính nghiêm minh của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương gia tăng “đàn áp”, “trấn áp” lực lượng “bất đồng chính kiến” như miệng lưỡi của những kẻ phản động rêu rao...

Tinh thần quyết liệt, quan điểm nhân văn

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là, tại sao mỗi lần có đối tượng bị bắt vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là lập tức một bộ phận truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và nhiều trang mạng xã hội của các đối tượng khác lại dậy sóng phản đối, xuyên tạc, kích động, đòi phải trả tự do cho cái gọi là “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà đấu tranh nhân quyền”...? Rất dễ dàng tìm câu trả lời khi tất cả bằng chứng phạm tội của các đối tượng bị đưa ra ánh sáng. Đơn cử mới đây, đối tượng Ngô Công Trứ (sinh năm 1988, trú thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên), được tổ chức phản động của cái gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lôi kéo, mua chuộc thực hiện âm mưu “Trưng cầu dân ý” để thực hiện các hoạt động chống phá, mưu toan lật đổ chính quyền nhân dân. Trước Ngô Công Trứ, một số đối tượng trẻ tuổi cũng bị các tổ chức phản động ở hải ngoại móc nối, cấu kết, mua chuộc để làm tay sai, con rối cho chúng giật dây. Bằng sự cám dỗ của đồng tiền, vật chất và những thứ danh “ảo”, các thế lực thù địch, phản động có xu hướng nhắm đến những người trẻ có chút ít kiến thức nhưng non kém bản lĩnh, có tư tưởng cực đoan, cấp tiến để lôi kéo, mua chuộc. Chúng bỏ tiền ra để thực hiện cái gọi là “tài trợ” chống phá chính quyền nhân dân. Khi bị lật tẩy thì lu loa lên để thu hút sự chú ý của công luận. Với những đối tượng phạm tội kiểu này, nếu không có biện pháp răn đe thì rất khó để giúp họ tỉnh ngộ. Chính vì vậy, cần phải nghiêm trị những kẻ phạm tội để làm bài học cảnh tỉnh những ai đã và đang có ý định “nhúng chàm” bằng thứ “bánh vẽ” ảo tưởng.

Việc đấu tranh phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh những đối tượng phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong thời gian vừa qua đã có tác dụng tăng sức giáo dục, răn đe, cảnh tỉnh, được nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Đây cũng chính là một loại vũ khí để tăng sức chiến đấu trong Đảng, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Nghiêm trị một người để cảnh tỉnh muôn người, cắt bỏ khối u để cơ thể khỏe mạnh... là phương châm đấu tranh thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng ta. Chúng ta hành động quyết liệt, nghiêm trị những hành vi phá hoại, cản trở sự phát triển của đất nước, nhưng luôn rộng lượng khoan dung với những ai biết ăn năn, hối cải, quay đầu là bờ. Với quan điểm lấy xây để chống, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, nhất quán tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.../.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.