Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Đừng lợi dụng quyền tố cáo để toan tính xấu

PV - 11:17, 12/03/2021

Một trong những vấn đề được đặt ra ở kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đó là ngăn chặn, xử lý hành vi gửi đơn thư tố cáo sai sự thật, vu khống người được đề cử, ứng cử để bầu cử đại biểu khóa mới. Tình trạng “sáng tác” ra đơn thư tố cáo sai sự thật, vu khống nhằm mục đích triệt hạ uy tín người khác trước thềm bầu cử cần nhìn nhận đúng bản chất vấn đề.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hệ lụy xấu, nguy hiểm

Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã hoàn thành nhưng bài học về sự cảnh báo, ngăn chặn và xử lý tình trạng đơn thư tố cáo sai sự thật, vu khống, tố cáo nặc danh còn nguyên tính thời sự. Có thể điểm qua những vụ việc ấy: Tháng 9/2020, Công an tỉnh Đăk Lăk ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Hoàng Minh Tuấn, trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk và Phạm Đình Quý, trú tại thị xã La Gi, Bình Thuận, về tội “Vu khống” theo quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự. Trước đó, Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trước thềm đại hội đảng bộ các cấp. 

Một vụ việc khác xảy ra ở Thanh Hóa: Thời điểm cuối tháng 5/2020, huyện Thạch Thành đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 thì xuất hiện nhiều đơn thư nặc danh tố cáo bà Bùi Thị Mười, Bí thư Huyện ủy “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong quá trình công tác, vi phạm đạo đức, lối sống”. Sau đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra, xác minh và kết luận bà Bùi Thị Mười không vi phạm như đơn thư tố cáo. 

Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc điều tra và đã bắt đối tượng Lê Hùng Mạnh (trú tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Lê Hùng Mạnh khai nhận, vì mâu thuẫn cá nhân nên thường xuyên viết đơn nặc danh để bôi nhọ, hạ uy tín, nhằm khiến bà Bùi Thị Mười không trúng cử vào Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025. 

Cũng trước thềm đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt Nguyễn Mạnh Toàn, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) để điều tra hành vi “Vu khống”. Cơ quan chức năng đã làm rõ, Nguyễn Mạnh Toàn là người thường xuyên viết đơn nặc danh, vu khống nhằm hạ uy tín lãnh đạo huyện Tam Đảo trước đại hội đảng bộ các cấp huyện Tam Đảo.

Từ thực tiễn cho thấy, trước mỗi dịp diễn ra sự kiện quan trọng, nhất là các nội dung liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử... thì tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo lại “nóng”. Trong số đơn thư, nhiều trường hợp là nặc danh, nội dung không đúng sự thật, thậm chí vu khống với mục đích vụ lợi, triệt hạ người khác. Không ít cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về danh dự, uy tín và đã mất đi cơ hội được đề bạt, thăng tiến. 

Khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển, môi trường internet không biên giới thì các hình thức tố cáo, trong đó kiểu tố cáo vu khống biến tướng rất nhanh. Nó không còn đơn thuần là gửi đơn thư nặc danh, mượn danh đến các cơ quan, tổ chức mà là tình trạng lợi dụng mạng xã hội, nhất là Facebook và YouTube để tung ra các thông tin sai trái. Ít nhiều những thông tin đó khiến dư luận bị phân tán, người bị tố cáo dù đúng hay sai đều bị ảnh hưởng.

Cần phải khẳng định, đơn thư tố cáo đúng có vai trò rất quan trọng trong công tác tổ chức, nhất là những công việc có liên quan đến kinh tế, tài chính, đặc biệt là liên quan đến con người. Nó cũng thể hiện trách nhiệm, sự dũng cảm đấu tranh, chấp nhận sự thiệt thòi, thậm chí bị đe dọa cả đến tính mạng của người tố cáo. 

Những năm qua, từ việc người dân thực hiện khiếu nại, tố cáo đã giúp cho tổ chức làm rõ nhiều cán bộ có sai phạm, nhiều vụ việc bị phanh phui, đưa ra khỏi tổ chức những cá nhân không đủ trình độ, tư cách, phẩm chất đạo đức. Nhiều đại án bị phanh phui cũng bắt đầu từ các đơn thư tố cáo đúng sự thật, có trách nhiệm. 

Từ thực tế đó, Đảng ta cũng như tổ chức các cấp đã mạnh tay xử lý nhiều cán bộ sai phạm, trong đó có cả những cán bộ cấp cao. Việc làm đúng được pháp luật bảo vệ; Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích.

Tuy vậy, mặt trái của nó là tình trạng đơn thư tố cáo nặc danh, mượn danh, tố cáo sai sự thật; động cơ nhằm triệt hạ người khác; gây mất đoàn kết nội bộ tổ chức... Việc này lại gây ra những hệ lụy rất xấu, thậm chí là nguy hiểm. Nó làm mất uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo sai sự thật, bị vu khống. Có những đồng chí cán bộ tốt đã bị tố cáo sai khiến họ mất đi cơ hội được đề bạt, cất nhắc. 

Đơn thư sai sự thật làm cho tổ chức rối bận, mất công, mất việc để điều tra, xác minh, xử lý; gây ra sự nghi ngờ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ... Trong nhiều vụ việc, khi nội dung tố cáo được kết luận là không đúng thì người bị tố cáo đã phải chịu nhiều thiệt thòi bởi chờ "được vạ thì má đã sưng".

Hiểu luật để thượng tôn pháp luật

Với trách nhiệm của công dân, nhất là cán bộ, đảng viên thì việc thực hiện quyền tố cáo là cần thiết, nhưng phải tuân thủ luật pháp, đúng về nội dung, đúng thời điểm và trình tự. Để giải quyết một nội dung tố cáo thường mất nhiều thời gian xác minh, điều tra mới có thể kết luận. 

Ở kỳ bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Hướng dẫn số 13-HD/UBKTTW, ngày 2-12-2020 “về việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp”. Hướng dẫn nêu rõ: Trong thời hạn 10 ngày, trước ngày bầu cử, ngừng việc xem xét, giải quyết mọi tố cáo, khiếu nại liên quan tới người ứng cử và việc lập danh sách người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp cho đến khi bầu cử xong.

Về mặt pháp lý thì quyền tố cáo của công dân được quy định tại Điều 30, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục để công dân thực hiện quyền này. Trong đó, rõ ràng nhất là quy định đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được gửi đến đúng cơ quan có chức năng giải quyết, theo đúng phân cấp, tránh tình trạng gửi đơn thư vượt cấp khi mà cấp có trách nhiệm đang trong thời gian xem xét, xử lý. 

Theo Hướng dẫn số 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì không giải quyết những trường hợp khiếu nại quá thời hạn khiếu nại theo quy định đang được cấp trên có thẩm quyền giải quyết; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận, quyết định. Hướng dẫn số 13 cũng nêu rõ những trường hợp tố cáo không được giải quyết bao gồm: Tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ; tố cáo có tên đã được cấp thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng không rõ nội dung, không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

Luật sư Nguyễn Thành Minh, Đoàn Luật sư tỉnh Tuyên Quang, cho biết: “Luật Tố cáo đã có quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, trong đó người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu... 

Luật cũng nghiêm cấm nhiều hành vi đối với người tố cáo, như: Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo; mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo; lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo...”. 

Hướng dẫn số 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với hành vi lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, phá hoại bầu cử.

Mỗi cá nhân nếu thực hiện quyền tố cáo cần phải nắm chắc các quy định của pháp luật với trách nhiệm cao nhất của mình. Không ai được thực hiện quyền năng này một cách vô tổ chức để xâm phạm nhân thân người khác. 

Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm...”. Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rất rõ: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 

Luật sư Lê Văn Lên, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Hãng luật Capital cho biết: “Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể, chi tiết tội vu khống: Cụ thể Điều 156 quy định: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền...”.

Nhìn nhận từ thực tiễn hệ thống luật pháp của chúng ta cho thấy, chế tài hiện nay đối với hành vi tố cáo vu khống, cố tình tố cáo sai sự thật đã đủ sức răn đe trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Cùng với việc luật pháp cần phải được áp dụng rộng rãi để tạo tính răn đe, thì quan trọng nhất là mọi người dân phải nâng cao nhận thức để hành động thượng tôn pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp phụ nữ khởi nghiệp

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp phụ nữ khởi nghiệp

Tin tức - Mai Hương - 8 giây trước
Trong thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Góp phần quan trọng giúp phụ nữ có điều kiện để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh có sức thuyết phục bỡi thực tế sinh động của cuộc sống

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh có sức thuyết phục bỡi thực tế sinh động của cuộc sống

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 7 phút trước
Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô: Kỳ vọng sẽ gỡ được những nút thắt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô: Kỳ vọng sẽ gỡ được những nút thắt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - N.Thu - L.Phương - 1 giờ trước
Từ chiều ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Là tỉnh có đông đồng bào DTTS, được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm và gửi gắm nhiều sự kỳ vọng vào nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Việt Nam giành quyền vào Vòng chung kết U20 bóng đá nữ châu Á 2024

Việt Nam giành quyền vào Vòng chung kết U20 bóng đá nữ châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - PV - 1 giờ trước
Chiến thắng thuyết phục 3-0 trước U20 nữ Lebanon giúp U20 nữ Việt Nam giành quyền vào Vòng chung kết Giải U20 bóng đá nữ châu Á 2024.
Khám phá thú vị về mối liên kết giữa nhịp thở và trí nhớ

Khám phá thú vị về mối liên kết giữa nhịp thở và trí nhớ

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hô hấp là quá trình được cơ thể thực hiện một cách tự động, khiến chúng ta thường không phải bận tâm nghĩ tới. Nhưng các phát hiện khoa học gần đây đã cho thấy hô hấp có liên quan tới trí nhớ.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Hộ gia đình ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh

Hộ gia đình ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Theo quy định mới, hộ gia đình ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã làm sáng tỏ nhiều khúc mắc trong lòng dân

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã làm sáng tỏ nhiều khúc mắc trong lòng dân

Sự kiện - Bình luận - Nhóm PV - 1 giờ trước
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, đã góp phần làm thay đổi diện mạo thôn, làng và đặc biệt là đời sống của đồng bào DTTS đã không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Tăng cường thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tăng cường thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 1 giờ trước
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBDT và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Ủy ban Dân tộc đã thể hiện vai trò thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ủy ban Dân tộc đã thể hiện vai trò thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Báo cáo trước Quốc hội và cử tri cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản ban hành còn chậm; một số quy định, hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai so với dự kiến kế hoạch.
Các chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Các chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Thời sự - Trọng bảo - 1 giờ trước
Chiều ngày 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV xung quanh các vấn đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các nội dung mà đại biểu Quốc hội nêu ra cũng như phần trả lời của Bộ trưởng đã đáp ứng niềm mong mỏi của cử tri cả nước.