Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Mường Nhé sau 20 năm vươn mình phát triển

Hồng-Phúc (thực hiện) - 16:29, 03/10/2022

Mường Nhé là huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Sau 20 thành lập, Mường Nhé đã vươn mình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Mường Nhé (20.10.2002-20.10.2022), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé về những thành tựu trong phát triển kinh tế trong những năm gần đây và những định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Thưa ông, với xuất phát điểm là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, tuy nhiên qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Mường Nhé đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, ông có thể chia sẻ về những đặc điểm, tình hình hiện nay của địa phương?

Ngày mới thành lập, huyện Mường Nhé chồng chất khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người dân chủ yếu là canh tác lúa nương, ngô, sắn... Bên cạnh đó, dân số 100% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với phương thức canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, đời sống Nhân dân hết sức khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm trên 90%. Đặc biệt là công tác dân tộc tôn giáo trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp. 

Trước thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Nhé đã bắt tay củng cố tổ chức bộ máy chính trị từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương; Đồng thời, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm khơi dậy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực của Nhà nước để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, ổn định chính trị, an ninh trật tự dân tộc, tôn giáo. Hiện nay, huyện đã có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; đời sống người dân từng bước được nâng lên. 

Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều chỉ còn chiếm 60%. Toàn huyện đạt chuẩn phổ cập Mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi; Phổ cập giáo dục tiểu học, THCS có 11/11 xã đạt chuẩn mức độ 2. Toàn huyện có 18/37 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Trung tâm huyện Mường Nhé hôm nay
Trung tâm huyện Mường Nhé hôm nay

Đặc biệt, huyện tích cực triển khai Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh theo Quyết định 79/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã bố trí sắp xếp được 1.016/1.079 hộ, đạt 94,16% so với mục tiêu đề án phê duyệt; bố trí đất ở cho 634 hộ với diện tích 107ha; đất sản xuất 1.236ha cho 528 hộ. Đặc biệt, không còn tình trạng người dân di cư tự do.

Để có được kết quả tích cực này, huyện Mường Nhé đã có những định hướng và tổ chức triển khai các nhiệm vụ, nội dung phát triển kinh tế-xã hội như thế nào, thưa ông?

Trước tiên, trong những năm qua, huyện luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự quyết tâm sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp, quân và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã vượt qua những khó khăn. 

Từ năm 2020 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng với những mục tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 trên địa bàn ước đạt 1.318 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020. Thu ngân sách đạt 16 tỷ đồng, vượt dự toán giao 18,52%, đời sống người dân được nâng cao.

Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo các đơn vị rà soát được trên 27 nghìn ha diện tích đất chưa có rừng để đầu tư trồng rừng, cây mắc ca, các cây công nghiệp, dược liệu có giá trị kinh tế cao. HIện nay, trên địa bàn đã có Công ty Cổ phần Him Lam mắc ca Tây Bắc đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND xã Sín Thầu, Sen Thượng và xã Leng Su Sìn, thực hiện trồng 452,22 ha cây mắc ca, đạt 4,47% so với quy mô phê duyệt dự án. Hiện nay, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 

Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo mở rộng trồng cây dược liệu như sa nhân, ước đạt khoảng 127,4 ha; thảo quả 16,3ha; sả java 159,3ha, 70ha giổi lấy hạt, 100ha quế...

Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé Nguyễn Quang Hưng, hướng dân người dân chăm sóc cây mác ca
Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Quang Hưng cùng nhiều lãnh đạo địa phương thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình và trực tiếp tham gia hướng dân người dân chăm sóc cây mác ca

Đặc biệt, xác định lợi thế về chăn nuôi gia súc, huyện đã vận động người dân đẩy mạnh chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá, nuôi nhốt tập trung. Hiện toàn huyện đã phát triển đàn trâu, bò đạt 17.108 con. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành sơ bộ năm 2021 của ngành chăn nuôi đạt 86.151,41 triệu đồng, chiếm 20,06% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh, huyện cũng đã xây dựng được mô hình du lịch cộng đồng, homestay, các hoạt động giao lưu văn hóa, các lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc như ngày hội đoàn kết các dân tộc huyện Mường Nhé, Lễ Cúng bản, Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì, Tết Hoa Mào gà của dân tộc Cống, Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La, chợ phiên lối mở A Pa Chải. Đầu tư phát triển các sản phẩm OCOP như: Gạo tẻ thơm, gạo tẻ đỏ Hà Nhì, thịt trâu, bò, cá gác bếp, cam tươi Mường Nhé….thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện uỷ chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phát triển đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng đều đã làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Ban Thường vụ Huyện uỷ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các quần chúng ưu tú, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện, qua đó nâng cao nhận thức, giác ngộ cho quần chúng đồng bào theo tôn giáo, hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, từ đó tích cực phấn đấu vào Đảng. Chỉ tính riêng trong năm 2021 kết nạp được 117 đảng viên; trong 06 tháng đầu năm 2022 kết nạp được 67 đảng viên.

Để Mường Nhé tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, địa phương sẽ tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa ông?

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện đã ban hành đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển văn hoá du lịch; tăng cường xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm giải pháp để thực hiện 18 mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực; trong đó phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 38,43%, giảm 20% so với năm 2020.

Trên cơ sở đó, để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU “Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ biên giới quốc gia trên địa bàn huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 04-NQ/HU, “Về việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 05-NQ/HU “Về việc chăn nuôi đại gia súc theo hình thức bán chăn thả và nuôi nhốt tập trung, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 19/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đời sống đồng bào các DTTS ở các bản làng đang từng bước được nâng cao
Đời sống đồng bào các DTTS ở các bản làng đang từng bước được nâng cao

Để thực hiện hiệu quả các Nghị quyết đã đề ra, Huyện sẽ tranh thủ tất các các nguồn lực đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2021-2025, Huyện tập trung triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhằm đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng để địa phương phát triển. Đặc biệt, người dân sẽ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Chúng tôi sẽ khuyến khích người dân thành lập ra các hợp tác xã và tổ hợp tác để mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh để sản phẩm mang tính hàng hoá. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ thông tin để có thể tiếp cận thị trường trong bối cảnh hội nhập 4.0.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách người có công và bảo trợ xã hội; tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nhất là lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào DTTS.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Mường Nhé trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế- xã hội ở cực Tây Tổ quốc. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 7 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.