Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”

PV - 11:43, 29/10/2024

Ngày 24/10, Masan cho biết WinCommerce đã có quý đầu tiên sau COVID-19 đạt lãi ròng sau thuế dương. Đây là cột mốc quan trọng cho thấy WinCommerce (WCM) đã tìm ra công thức mang về lợi nhuận bền vững.

Sản phẩm Chin Su quen thuộc với bữa ăn gia đình
Sản phẩm Chin Su quen thuộc với bữa ăn gia đình

Tăng trưởng có lợi nhuận

Quý 3/2024, WinCommerce đạt doanh thu thuần 8.603 tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chuỗi bán lẻ WinCommerce đạt lãi ròng sau thuế 20 tỷ đồng trên toàn bộ hệ thống. Trước đó, năm 2019, khi Masan mua WinCommerce (trước đây là VinCommerce), lợi nhuận EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) là -3.763 tỷ đồng với chỉ gần 200 cửa hàng có lãi.

Kết quả trên được đóng góp chủ yếu bởi mô hình cửa hàng mới như WIN (khu vực thành thị), WinMart+ Rural (khu vực nông thôn). Bắt đầu từ năm ngoái, chuỗi bán lẻ đã triển khai hai mô hình cửa hàng mới này nhằm tiếp cận tối đa tới các tập khách hàng khác nhau.

WinCommerce cho thấy chuỗi bán lẻ đang thực thi mục tiêu tăng trưởng quy mô, đồng thời vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Tính đến cuối Quý 3/2024, WinCommerce có 3.733 điểm bán đang hoạt động tại 62 tỉnh thành trên toàn quốc, mở ròng thêm 60 điểm bán mới kể từ quý 2/2024. Số cửa hàng chiếm 50% tổng số siêu thị bán lẻ hiện đại toàn quốc và là hệ thống bán lẻ tạp hoá có quy mô lớn nhất Việt Nam, xét về số điểm bán.

Công tác mở cửa hàng mới đã và đang được đẩy mạnh trở lại sau khi WinCommerce hoàn tất quá trình định hình những mô hình bán lẻ phù hợp cho các phân khúc khách hàng ở từng khu vực khác nhau. Cụ thể, mô hình cửa hàng WIN hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị, cửa hàng WinMart+ Rural hướng đến khách hàng ở khu vực nông thôn. Trong đó các cửa hàng WIN đạt tăng trưởng 12,5 % so với cùng kỳ, mang đến trải nghiệm tiêu dùng hiện đại, cung cấp những sản phẩm tươi sống cho người tiêu dùng thành phố. Tại khu vực nông thôn, WinCommerce ra mắt mô hình WinMart+ Rural, đạt tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ, tập trung đưa các mặt hàng FMCG có chất lượng với giá cả tốt.

Các mô hình cửa hàng mới với giá trị khác biệt và vượt trội cho khách hàng giúp nhà bán lẻ này linh hoạt hơn trong việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng.

Khách hàng mua sắm rau củ tại siêu thị WinMart
Khách hàng mua sắm rau củ tại siêu thị WinMart

Bán lẻ hiện đại là xu hướng

Theo số liệu từ Euromonitor, kênh thương mại hiện đại của Việt Nam hiện mới chiếm gần 12% thị phần bán lẻ và vẫn trong giai đoạn đầu của xu hướng phát triển. Nhận định về tiềm năng duy trì tăng trưởng trong dài hạn, lãnh đạo WinCommerce cho rằng Việt Nam vẫn là thị trường có sự sôi động hàng đầu châu Á. Tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân liên tục cải thiện là những yếu tố sẽ thúc đẩy mảng bán lẻ trong dài hạn. Cùng với sự phát triển kinh tế, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng chuyển dịch từ tạp hóa, chợ truyền thống sang các mô hình hiện đại hơn.

Đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của WinCommerce là mô hình siêu thị mini. Ban lãnh đạo Masan cho biết siêu thị mini là mô hình kinh doanh nhu yếu phẩm phù hợp nhất đối với đặc thù thị trường Việt Nam. Số lượng xe máy cá nhân nhiều tại Việt Nam và thói quen đi chợ hàng ngày mua sắm sản phẩm tươi sống của người dân là lý do WinCommerce đẩy mạnh các mô hình siêu thị mini (WinMart+/WIN). “Bởi những mô hình siêu thị hay đại siêu thị thì người Việt chưa có đủ ô tô để đi đến chở hàng về nhà. Đối với mô hình cửa hàng tiện lợi lại chưa đủ những sản phẩm tươi để người tiêu dùng ghé thăm hàng ngày. Do đó, mô hình mini mart có cả sản phẩm tươi và mặt hàng FMCG là rất quan trọng, mang tới sự tiện lợi đến người tiêu dùng có thói quen mua sắm hàng ngày”, đại diện Masan cho biết.

Bên cạnh đó, với lợi thế các thương hiệu mạnh trong hệ sinh thái của Masan, các sản phẩm này đóng vai trò là “chất dẫn” thu hút khách hàng đến với các siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+/WIN. Đơn cử, khách hàng là Hội viên WIN được ưu đãi tiết kiệm 20% khi mua thịt mát MEATDeli và rau sạch WinEco.

Quầy thịt MEATDeli phong phú tại siêu thị WinMart
Quầy thịt MEATDeli phong phú tại siêu thị WinMart

Bên cạnh đó, WinCommerce còn sở hữu Supra, công ty logistic được thành lập với mục tiêu là phục vụ hệ sinh thái của Masan, giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và đối tác. WinCommerce, với hệ thống hơn 3.700 siêu thị và cửa hàng, phục vụ 32 triệu lượt khách mua sắm mỗi tháng, hàng ngàn mặt hàng cần vận chuyển kịp thời đến 62/63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam, logistics là khâu vô cùng quan trọng. 

Dù mới thành lập trong vài năm trở lại đây, nhưng Supra đã hỗ trợ WinCommerce tiết giảm tới 11% chi phí logistics đối với hàng hóa được giao qua hệ thống DC của Supra. Hiện tại, hệ thống trung tâm phân phối Supra gồm 10 cụm kho. Lượng hàng giao qua hệ thống trung tâm (Distribution Center hay DC) Supra chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hàng hóa của WinCommerce. Supra đang triển khai những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và cải thiện sự chính xác của công tác hoạch định kế hoạch cung ứng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt

Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 5 phút trước
Sáng 30/10, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”, năm 2024.
Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 25.957 triệu đồng cho huyện Thuận Nam

Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 25.957 triệu đồng cho huyện Thuận Nam

Chính sách dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 8 phút trước
Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang 2024, nâng tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình hơn 25.957 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 34 phút trước
Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ số, để phát triển du lịch bền vững.
Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Kinh tế - Trọng Bảo - 35 phút trước
Du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, ngành kinh tế này hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt để khôi phục du lịch sau mưa lũ.
Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - 1 giờ trước
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.
Gần 500 nhà giáo tranh tài tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Gần 500 nhà giáo tranh tài tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Giáo dục - Trang Khánh - 2 giờ trước
Chiều 30/10, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí, để thông tin về Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2024.
Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483ha rừng

Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483ha rừng

Tin tức - P.V - 4 giờ trước
Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23ha rừng, tăng 1.236,07ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Chương trình 1719 - Khánh Thi - 4 giờ trước
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.