Trong 2 ngày (8 - 9/3), đồng bào Gia Rai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai) cùng nhau tổ chức Lễ Pơ thi (bỏ mả) - một nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai, để tiễn đưa linh hồn người thân đã khuất về với Yàng (trời), giải phóng những ràng buộc giữa người sống với người chết.
“Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”, mùa của buôn làng Tây Nguyên rộn ràng trong tiếng cồng chiêng hòa giữa trời xanh lộng gió. Đó cũng được xem là mùa Tết, mùa lễ hội của các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai ở Gia Lai nói riêng.
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
Thuyền Kagor không phải là phương tiện giao thông đường thủy, cũng không phải mô hình dùng làm vật trưng dụng, trang trí. Kagor là một công trình nghệ thuật, kiến trúc độc đáo và cũng lắm công phu của những nghệ nhân dân tộc Raglay dành cho “người về thế giới bên kia” với mong muốn người khuất núi sẽ được con thuyền trắng đưa linh hồn về cõi vĩnh hằng.
Họ xuất hiện trong dạng hình kỳ dị, trong huyên náo cuối cánh rừng giữa những gốc cây cổ thụ. Sự có mặt của họ như một phần tâm điểm của lễ Pơthi (Lễ Bỏ mả) hay dịp lễ hội của đồng bào các DTTS Tây Nguyên, đó là những Pram (người hóa trang) và Pơtual (người múa hề) mang đầy sự bí ẩn như chính vùng đất Tây Nguyên này.