Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: lá buông

"Làng" chuốt lá buông

Nghề nghiệp - Việc làm - PV - 16:55, 13/08/2021
Dưới cái nắng khô hanh của mùa khô, những tấm lá buông từ màu xanh non nhanh chóng chuyển sang màu trắng ngà. Dọc hai bên Quốc lộ I, đoạn qua ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), lá buông được trải ra, xếp lớp lên nhau tạo thành hình ảnh đẹp mắt chỉ có tại "làng" chuốt lá buông.
Bảo tồn nghệ thuật chế tác kinh lá buông của người Khmer ở An Giang

Bảo tồn nghệ thuật chế tác kinh lá buông của người Khmer ở An Giang

Tìm trong di sản - Quốc Phong - Hoa Phúc - 15:53, 16/02/2022
Hơn 1.000 năm trước, những pho Kinh lá buông, di sản thành văn đầu tiên của Phật giáo Nam Tông theo dòng truyền lưu từ Ấn Độ, Sri Lanka, đã làm nên cuộc thiên di lịch sử trên khắp miền Đông Nam Á. Thừa hưởng kỹ thuật biên Kinh trên lá, cộng đồng người Khmer vùng biên giới của tỉnh An Giang đã gìn giữ, lưu truyền và phát huy nghệ thuật độc đáo này qua nhiều thế hệ. Đối với đồng bào Khmer, đó không chỉ là kỹ thuật chế tác thuần túy, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh.
Bảo tồn sách lá buông của người Chăm

Bảo tồn sách lá buông của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 08:33, 05/05/2023
Chữ viết của người Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu - Quảng Nam) vào thế kỷ thứ IV. Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau, như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Đến nay, các chức sắc người Chăm vẫn còn sử dụng trong giao tiếp hành chính, ghi chép địa bạ, luật tục, văn chương và kinh kệ.
An Giang: Sẽ số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

An Giang: Sẽ số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

Sắc màu 54 - PV - 10:39, 12/11/2021
Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại đó chính là Kinh Phật.