Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Long An, Trà Vinh tiếp tục giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16

Cát Tường - 09:46, 31/08/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương đã tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16, trong đó có tỉnh Long An và Trà Vinh.

Ảnh minh họa/Internet
Ảnh minh họa/Internet

Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh Long An có công văn số 8603/UBND-VHXH về việc áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Sau 43 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã dần được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các địa phương thuộc “vùng đỏ”. Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện như sau. 

Tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh. Đối với các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP. Tân An: áp dụng từ 00 giờ 00 ngày 31/8/2021 đến hết ngày 13/9/2021. Đối với thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ: áp dụng từ 00 giờ 00 ngày 31/8/2021 đến hết ngày 06/9/2021. 

Các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội: thực hiện theo Chỉ thị số 2739/CT-UBND ngày 23/8/2021, Công văn số 8487/UBND-VHXH ngày 25/8/2021, Công văn số 8394/UBND-VHXH ngày 22/8/2021, Công văn số 8148/UBND-VHXH ngày 05/8/2021, Công văn số 7427/UBND-VHXH ngày 27/7/2021 và Công văn số 7030/UBND-VHXH ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời để thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.

Cũng trong ngày 30/8/2021, UBND tỉnh Trà Vinh có Công văn về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Để đảm bảo khống chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19, sớm đưa cuộc sống của Nhân dân trở lại trạng thái bình thường, Tỉnh Trà Vinh tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh Covid-19, Chỉ thị 10, Công văn 3405 thêm 10 ngày kể từ 00 giờ ngày 31/8/2021 theo nguyên tắc gia đình giãn cách với gia đình, ấp, khóm giãn cách với ấp khóm, xã giãn cách với xã,..

UBND tỉnh yêu cầu dừng thi công các công trình xây dựng cơ bản (trừ các công trình thi công, sửa chữa điện, nước, viễn thông, bệnh viện đa khoa 700 giường và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ phòng chống dịch bệnh).

Các doanh nghiệp tiếp tục tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh (trừ những doanh nghiệp được phê duyệt phương án “03 tại chỗ” theo Bộ tiêu chí tạm thời do UBND tỉnh ban hành và các doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng phải giảm 50% số người tham gia các công đoạn sản xuất, chế biến và có phương án phòng chống dịch bệnh được cơ quan có thẩm quyền thẩm định).

Phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, thu hoạch và tiêu thụ nông sản đến thời kỳ thu hoạch, cung ứng các dịch vụ thiết yếu điện, nước, gas, vệ sinh môi trường phải được kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong quá trình lưu thông.

Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Tăng cường tuần tra canh gác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an ninh nông thôn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giãn cách xã hội, vi phạm về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 19 phút trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 7 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 7 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.