Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng Thanh niên lập nghiệp Những điều trông thấy

PV - 10:15, 20/03/2019

Sau gần 20 năm triển khai (từ năm 2001), Dự án xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp ở khu vực biên giới và các xã ĐBKK do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, cơ bản đã kết thúc. Tuy nhiên cho đến nay, tại nhiều ngôi làng, việc lập nghiệp cho người dân vẫn là bài toán khó chưa có lời giải...

Bài 1: Làm gì để lập nghiệp trong các làng lập nghiệp

Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) là Dự án có mục tiêu định canh định cư cho thanh niên DTTS ở khu vực biên giới, địa bàn ĐBKK. Tuy nhiên, ở nhiều Làng hiện vẫn đang trong trạng thái chờ: chờ đất sản xuất, chờ chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi…

Lập nghiệp từ 300m2 đất sản xuất/hộ!

Trung tuần tháng 3, chúng tôi về Làng TNLN biên giới Lý Quốc, xã Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng). Tuyến đường từ TP. Cao Bằng về đến thác Bản Giốc (92km) đã được đầu tư, nâng cấp; nhưng từ thác về đến Làng TNLN biên giới Lý Quốc lại lồi lõm “sống trâu”, “ổ voi”, trơn trượt trong mưa phùn nên dù dài chưa đầy 20 cây số, chúng tôi cũng phải mất gần tiếng rưỡi đồng hồ di chuyển.

Làng TNLN biên giới Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng) với diện mạo xập xệ; bên trong là những lo toan về đời sống của các gia đình. (Ảnh chụp ngày 16/3/2019). Làng TNLN biên giới Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng) với diện mạo xập xệ; bên trong là những lo toan về đời sống của các gia đình. (Ảnh chụp ngày 16/3/2019).

Trong căn nhà cấp 4 tạm bợ, rộng chỉ khoảng 50m2, ông Mã Nông Tuân, sinh năm 1984, Bí thư Chi bộ xóm Lập Nghiệp, xã Lý Quốc (tên gọi hiện nay của Làng TNLN biên giới Lý Quốc khi chuyển giao về cho chính quyền địa phương quản lý-Pv) đã có những chia sẻ rất thật lòng về thực trạng của Làng.

Ông bảo, Làng được thành lập năm 2009, với mục tiêu định canh, định cư cho 45 hộ thanh niên dân tộc Tày, Nùng đủ tiêu chuẩn của xã Lý Quốc. Nhưng sau 10 năm, Làng cũng chỉ tiếp nhận có 26 gia đình.

“Cái khó nhất khiến Làng không tuyển đủ số hộ theo quy mô Dự án là do thiếu đất sản xuất. Hơn nữa, điều kiện nhà ở không tốt nên nhiều thanh niên không muốn vào ở”, ông Tuân nói.

Để cụ thể hơn, ông Tuân đã gọi điện hỏi Trưởng xóm, sau đó thông tin rằng, Làng có tổng diện tích khoảng 5ha. Theo thiết kế thì mỗi hộ được cấp đất ở bình quân là 600m2, nhưng đất sản xuất chỉ được 300m2. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên chừng đó đất không thể đủ để bảo đảm lương thực chứ chưa nói tới chuyện sản xuất theo hướng hàng hóa.

Chỉ căn nhà cấp 4 tềnh toàng của mình, ông Tuân cho hay, khi vào ở trong Làng, mỗi gia đình được hỗ trợ 30 triệu đồng để xây nhà. Do địa bàn biên giới, giao thông đi lại quá khó khăn nên số tiền hỗ trợ đó là không thể đủ.

“Để làm căn nhà như thế này (nhà ông Tuân-Pv), tính cả công và vật liệu thì tối thiểu cũng phải 60 triệu đồng. Tôi có nghề xây dựng nên nhờ anh em đứng ra tự làm toàn bộ cũng đã hết 35 triệu đồng”, ông Tuân cho biết.

Ấy là chưa kể, như chia sẻ của ông Tuân, khi giải phóng xong mặt bằng Dự án Làng, Tỉnh đoàn Cao Bằng chủ trương không đưa tiền trực tiếp cho các hộ mà phối hợp với doanh nghiệp xây dựng nhà cho thanh niên, hình thức “chìa khóa trao tay”. Nhưng diện tích của mỗi nhà trong Làng chỉ 30m2 nên không có gia đình nào đồng ý; cả 26 hộ trong Làng đều tự làm nhà để ở.

Vắng dần những dân cư của làng

Thực trạng trên không chỉ có ở xóm Lập Nghiệp, xã Lý Quốc của tỉnh Cao Bằng. Tính đến nay, cả nước đã có 32 Làng TNLN được xây dựng; chi phí đầu tư mỗi Dự án hàng chục tỷ đồng; tuy nhiên nhiều Dự án lại gây thất vọng.

Có thể kể đến làng TNLN A Lưới (xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế), tổng mức đầu tư 24 tỷ đồng, bắt đầu tiếp nhận thành viên vào ở từ năm 2013. Cũng được hỗ trợ 30 triệu đồng để làm nhà, 45 hộ dân tham gia Dự án này đã vay thêm để làm nhà ở kiên cố, rộng rãi. Nhưng do chỉ được cấp 0,7ha đất sản xuất (trong khi đó theo quy mô Dự án là cấp 2ha, cộng thêm 2.000m2 đất ở và đất vườn) nên đời sống của đại bộ phận gia đình trong Làng rất bấp bênh; vừa phải lo chi phí sinh hoạt hằng ngày, vừa phải lo trả khoản vay làm nhà.

“Tai tiếng” nhất có lẽ là Dự án Làng TNLN Sông Chàng (Như Xuân, Thanh Hóa). Dự án có mức đầu tư hơn 32 tỷ đồng, phê duyệt đầu tư năm 2007, được kỳ vọng mở ra cánh cửa thoát nghèo cho thanh niên. Nhưng sau 12 năm, Làng giảm dần thành viên vì nghèo khó, thiếu thốn đủ bề. Từ chỗ có 121 hộ, đến nay Làng chỉ còn 55 hộ sinh sống thực tế.

Quay lại thực tế ở Làng TNLN biên giới Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng), như chia sẻ của ông Bí thư Chi bộ Mã Nông Tuân thì Làng không có tình trạng đói vào mùa giáp hạt; tỷ lệ hộ nghèo cũng không nhiều. Có được kết quả này không phải là do Dự án Làng hiệu quả mà do Làng cách cửa khẩu Lý Quốc chưa đầy 4km. Với tần suất thông quan bình quân 100 xe/ngày (cao điểm 250 xe/ngày), cửa khẩu đã tạo việc làm cho tất cả thanh niên trong Làng.

Nêu lên như vậy để thấy, đời sống của người dân ở một số Dự án Làng TNLN đang rất mong manh. Quan tâm nhất là, họ sẽ phải làm gì khi kinh phí hỗ trợ cho các Dự án đã cơ bản kết thúc? Thực tế hiện nay các thành viên ở các Làng TNLN đã hết tuổi thanh niên nhưng vẫn đang “chờ” những điều kiện tối thiểu để lập thân, lập nghiệp. Đó là đất sản xuất, hướng nghiệp, dạy nghề, vốn khoa học-kỹ thuật,… Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Việt Nam luôn chủ động tham gia các cuộc đối thoại quốc tế về nhân quyền, tự do tôn giáo

Ngày 22/4/2025, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân tình, thẳng thắn và xây dựng, phản ánh tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và tôn giáo.
Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025

Media - BDT - 19:55, 22/04/2025
Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".
Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Nam Giang (Quảng Nam) được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19:52, 22/04/2025
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định phân bổ 4,86 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho huyện Nam Giang, để hỗ trợ xây dựng 81 nhà cho người dân.
Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:05, 22/04/2025
Ngày 22/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 18:01, 22/04/2025
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.
Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Sỹ Hào - 17:59, 22/04/2025
Chiều 22/4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Họp báo về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc lần thứ 20, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đắk Lắk dự kiến còn 67 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Trang địa phương - Lê Hường - 17:54, 22/04/2025
Ngày 22/4, một lãnh đạo Sở Nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của UBND tỉnh, dự kiến sau sáp nhập, Đắk Lắk còn 67 đơn vị hành chính cấp xã.
Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chi tiết tên gọi xã, phường dự kiến khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:51, 22/04/2025
Ngày 22/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng khóa XXII đã ban hành Nghị quyết thống nhất điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau đợt sắp xếp.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:50, 22/04/2025
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Tránh bẫy phòng giá rẻ, vé giá hời dịp đại lễ

Pháp luật - Minh Nhật - 15:59, 22/04/2025
Trong thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo trên mạng đã lợi dụng nhu cầu du lịch tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Photo - Vũ Mừng - 15:58, 22/04/2025
Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.