Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng nghề chạy đua cùng mùa nước nổi

PV - 15:07, 20/08/2018

Hiện tại, mực nước tại các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long đạt mức khá cao so với cùng kỳ năm trước. Nhiều cánh đồng ngoài đê bao tại các huyện An Phú (tỉnh An Giang), huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) nước cao ngang ngực người lớn. Do con nước về khá nhanh nên phần lớn diện tích hoa màu, lúa ngoài đê bị thiệt hại. Tuy vậy, việc mưu sinh từ nguồn lợi thủy sản, sản vật mà mùa nước nổi mang lại cũng phần nào bù đắp cho bà con.

Gia đình ông Trương Thanh Hưng (ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) gắn bó với nghề làm lọp cua trên 10 năm. Dù sản xuất quanh năm, song cứ vào mùa nước nổi thì hoạt động này tại gia đình ông Hưng lại nhộn nhịp hơn, hiệu suất làm việc tăng gấp 2, 3 lần so với ngày thường... Ông Hưng cho biết, lũ lớn về, người dân mua sắm, làm mới các ngư cụ để bắt cá, tôm nên hoạt động kinh doanh, sản xuất ngư cụ nơi đây cũng nhộn nhịp hơn hẳn.

Các làng nghề sản xuất ngư cụ ở miền Tây hiện đang rất tất bật. Các làng nghề sản xuất ngư cụ ở miền Tây hiện đang rất tất bật.

Theo ông Hưng, làm lọp cua phải mất nhiều công đoạn, nên mỗi ngày một người chỉ làm được khoảng 3-4 cái. Mỗi mùa nước nổi, gia đình ông cung ứng ra thị trường trên 1.000 cái lọp với giá từ 28.000-30.000 đồng/cái, trừ chi phí người sản xuất có lãi từ 10.000-15.000 đồng/cái. “Thời điểm bán được nhiều nhất là từ đây cho đến tháng 9, bởi vì đã vào vụ, người dân mua lọp đi đặt nhiều lắm. Bây giờ con nước đang về, nước nhiều chừng nào thì người dân đặt lọp cua nhiều chừng ấy”-ông Hưng cho biết.

Còn ông Phạm Văn Dũng (ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, TX. Hồng Ngự) đã nhiều năm mưu sinh bằng nghề đan lưới thuê chia sẻ: “Ngày thường cũng có người đặt mình đan lưới với kích cỡ theo yêu cầu. Lúc này, mùa nước đang về, hàng đặt nhiều hơn. Hiện bình quân mỗi ngày tôi đan được 2 chiếc cho khách, thu nhập khoảng 150 ngàn. Mỗi mùa nước lên, tôi đan khoảng 70-100 chiếc lưới đủ loại. Năm nay lũ về sớm, nước dự báo ngập sâu nên lượng hàng có thể tăng hơn năm ngoái...”.

Ngoài hoạt động gia công, sản xuất, các cửa hàng kinh doanh ngư cụ cũng “ăn nên làm ra”. Theo một số chủ cửa hàng kinh doanh tại chợ Hồng Ngự, do năm nay nước về sớm và lớn nên cửa hàng phải chủ động đặt thêm hàng với số lượng lớn. Trong đó, các loại lưới đang được người dân tại các vùng lũ tập trung mua nhiều nhất.

Anh Trương Hoài Nam - chủ cơ sở kinh doanh ngư cụ tại phường An Thạnh, TX. Hồng Ngự cho biết: “Năm nay do lũ về sớm nên bà con chuẩn bị dụng cụ sớm hơn. Lượng khách mua năm nay tăng gấp đôi so với năm trước. Thường người dân chuẩn bị “đón lũ” trước 1, 2 tháng, nhưng năm nay lũ về sớm và bất ngờ nên nhiều người không kịp trang bị ngư cụ. Do đó, nhiều người tìm mua các mặt hàng làm sẵn để kịp vào mùa đánh bắt thủy sản”.

Nhiều hộ dân sống vùng “rốn lũ” xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang cũng cho biết, nước lũ năm nay về sớm hơn mọi năm khoảng một tháng. Chính vì sự bất thường này, nhiều ngư dân sống nghề câu lưới trở tay không kịp vì chưa sẵn sàng đón lũ. Hiện nay, bà con đang tất bật chuẩn bị ngư cụ đánh bắt tôm, cá...

Theo bà con vùng lũ đầu nguồn, thời điểm khai thác thuỷ sản của mùa nước nổi theo truyền thống thì cứ sau Trung thu (Rằm tháng 8 âm lịch) được bà con bắt đầu, còn đối với cá linh phải chờ Chi cục Thuỷ sản cho phép. Ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang cho biết: “Mùa nước nổi là lúc bà con không trồng hoa màu gì được, chỉ trông chờ vào khai thác thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sàn trong tự nhiên, Chi cục cũng có quy định về thời gian khai thác, các ngư cụ bà con sử dụng phải đúng theo quy định. Không vì quyền lợi trước mắt mà tận diệt nguồn thuỷ sản trong tự nhiên. Theo quy định, mùa vụ được phép khai thác cá linh phải sau ngày 31/8; kích thước cá chiều dài tối thiểu cho phép khai thác phải đạt từ 5cm trở lên… và các quy định như không được dùng điện hoặc dùng lưới đánh bắt cá nhỏ hơn kích cỡ quy định”.

Mùa nước nổi là lúc bà con không trồng hoa màu gì được, chỉ trông chờ vào khai thác thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sàn trong tự nhiên, Chi cục cũng có quy định về thời gian khai thác, các ngư cụ bà con sử dụng phải đúng theo quy định. Không vì quyền lợi trước mắt mà tận diệt nguồn thuỷ sản trong tự nhiên.” (Ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang)

Ý VY

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 4 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 6 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 13 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.