Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

‘Làn sóng’ thứ 4 bùng phát, ngân hàng rục rịch giảm lãi vay

PV - 09:22, 17/07/2021

Ngày 16/7, một số ngân hàng như: BIDV, Vietcombank, Agribank, ACB, MB… tiếp tục công bố giảm lãi cho vay đối với các khoản vay hiện hữu nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh “làn sóng” thứ 4 COVID-19 bùng phát kéo dài.


 Công nhân Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN.
Công nhân Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN.

Chiều 16/7, đại diện BIDV cho biết: Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ ngày 15/7 đến 31/12, BIDV giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.

Cụ thể, BIDV giảm lãi vay trên số dư hiện hữu đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 như: Lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải…; các khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn; các khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.

Theo BIDV, 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368.000 tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới.

Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.

Ngân hàng Vietcombank cũng sẽ giảm lãi vay đối với các khách hàng hiện hữu từ ngày 15/7 đến hết năm. Với doanh nghiệp, Vietcombank giảm lãi suất 1 điểm % một năm cho khách hàng thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Các doanh nghiệp thuộc nhóm khác được giảm lãi suất tối đa 1 điểm %.

Với cá nhân, Vietcombank giảm lãi suất tối đa 1 điểm % một năm cho khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, còn cá nhân vay vốn phục vụ đời sống giảm tối đa 0,5 điểm %. Đây là đợt giảm lãi suất lớn nhất của Vietcombank trong năm nay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với quy mô khoảng 1.800 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến nay, Vietcombank đã có 7 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch và thiên tai. Riêng năm 2020, ngân hàng đã giảm lãi cho khách hàng khoảng 3.290 tỷ đồng. Từ đầu 2021 đến giữa năm, tổng số tiền lãi Vietcombank đã giảm cho khách hàng là 2.115 tỷ đồng.

Từ ngày 15/7 đến hết năm nay, Agribank giảm tối thiểu 0,5 điểm % với khoản vay ngắn hạn có lãi suất từ 5% một năm trở lên và tối thiểu 0,7 điểm % với dư nợ vay trung dài hạn (lãi suất từ 7% một năm trở lên). Việc giảm lãi suất được Agribank áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức vay vốn tại ngân hàng (không áp dụng cho các khoản vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi).

Trước đó, Agribank có các chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn 2 - 2,5% so với lãi vay thông thường với quy mô 300.000 tỷ đồng. Ngân hàng ước tính dành khoảng 5.500 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Cũng giảm lãi suất nhưng không cào bằng, Sacombank giảm 1 điểm % một năm cho doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay thuộc ngành nghề chịu tác động trực tiếp vì dịch COVID-19. Các ngành nghề dự kiến được giảm lãi suất gồm du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế...

Phía ACB thông báo giảm lãi suất cho khách hàng hiện hữu tối đa 0,8 điểm % một năm với khoản vay ngắn hạn và tối đa 1 điểm % một năm cho khoản vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, ACB sẽ xem xét giảm lãi suất cho khách hàng có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất từ ngày 15/7 – 15/10.

Sau hơn một năm có dịch COVID-19, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát khiến sức khoẻ nhiều doanh nghiệp lao dốc. Để phần nào hỗ trợ doanh nghiệp, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng, nhiều ngân hàng cam kết giảm thêm lãi suất cho vay từ tháng 7/2021 đến hết năm. Ngoài Agribank, Sacombank, ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đang tính toán để giảm lãi suất cho vay với khách hàng khó khăn vì dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, phần lớn các tổ chức tín dụng (TCTD) đều giảm ít nhất 1%/năm cho tổng dư nợ hiện hữu của chính khách hàng đó tại thời điểm từ ngày 15/7 đến hết năm 2021, đây là một trong những tín hiệu rất mừng.

“Các ngân hàng sẽ tự điều chỉnh mức giảm, tự phân loại khách hàng để giảm lãi suất. Tuy nhiên, Hiệp hội Ngân hàng và các TCTD cam kết sẽ đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, sẽ giảm lãi cho đúng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, ông Nguyễn Quôc Hùng cho biết.

Đề cập tới việc vì sao nhiều ngân hàng vẫn lãi lớn trong 6 tháng đầu năm dù dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp kiệt quệ, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Nhiều ngân hàng trong nhiều năm liền không chi trả cổ tức cho cổ đông để dành nguồn lực vốn cho tương lai. 

Đây chính là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho TCTD đảm bảo an toàn hệ thống của chính mình, qua đó giúp tăng năng lực quản trị một cách bền vững; các TCTD đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động; khác với trước kia, nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi vay thì nay, tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các TCTD đều gia tăng, có ngân hàng thu dịch vụ đóng góp tới 40% vào lợi nhuận (điều này phù hợp với xu thế quốc tế).

Theo ông Nguyễn Quôc Hùng, quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các TCTD mang lại hiệu quả cao. Tới nay, 21 TCTD đã mua lại các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), hoạt động trích lập dự phòng rủi ro cũng được tăng cường. Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị quyết 42 và hiệu quả trong điều hành kinh tế của Chính phủ đã giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, những khoản nợ liên quan đến bất động sản, hoặc những bất động sản tồn đọng trước đây đều được xử lý nhanh và hiệu quả hơn. Đây là một trong những điểm quan trọng giúp phá tan băng “cục máu đông” nợ xấu, tạo điều kiện luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp tăng tỷ lệ thu nhập bất thường ở các tổ chức tín dụng trong thời gian qua.

“Lợi nhuận ngân hàng đang được tạm tính trên cả các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải thoái thu, lúc đó sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận nữa. Lợi nhuận ngân hàng đến từ rất nhiều nguyên nhân và là kết quả kết tinh từ một quá trình nỗ lực lâu dài, trong đó có cả việc phải chịu sự dồn nén từ rất nhiều năm trước khi phải tích góp, thắt lưng buộc bụng để xử lý dự phòng rủi ro, đảm bảo đưa tỷ lệ nợ xấu xuống trong phạm vi cho phép và dành nhiều nguồn lực cho đầu tư công nghệ”, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 14 phút trước
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 5 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 5 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 9 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.