Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Lại những đánh giá sai lệch về Sách trắng Tôn giáo ở Việt Nam

PV - 10:57, 21/03/2023

Nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã câu kết với các phần tử cực đoan để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo, tạo ra bức tranh méo mó về vấn đề tự do tôn giáo tại nước ta.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; chính sách tôn giáo ở Việt Nam; thành tựu cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng, ngay lập tức một số trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… cùng nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối đã có những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này. Họ đưa ra những bài viết cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm kéo dài tại Việt Nam, nguyên nhân đã khiến Washington đưa Hà Nội vào danh sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo! Những đánh giá này được dựa trên nhận định của số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam; Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy… Các cá nhân trên đều là thành viên của tổ chức bất hợp pháp với danh xưng “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”.

Đặc điểm chung của các trường hợp trên là đều thuộc các phần tử chống đối, có quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, ảnh hưởng trong giáo hội xếp hạng thấp, năng lực yếu kém, không được trọng dụng. Từ đó, số này tỏ ra bất mãn và đã ly khai khỏi các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, sau đó liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo để phục vụ ý đồ, động cơ riêng. Cho nên, hầu hết việc làm của họ đều mang mưu đồ, lợi ích cá nhân chứ không đại diện cho bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào, không vì lợi ích chung của cộng đồng. Do đó, những phát ngôn, nhận định mà họ chia sẻ với phóng viên của các trang báo điện tử nêu trên cũng chỉ mang tính chủ quan, phiến diện một chiều, mang tính thù địch với Việt Nam của một nhóm nhỏ có chung lợi ích.

Những nhận xét, đánh giá của số cá nhân chống đối nêu trên không thể coi là “đại diện cho tiếng nói tôn giáo”, càng không có giá trị tham khảo. Thế nhưng, bấy lâu nay, phóng viên của các trang báo điện tử VOA, RFI, RFA… lại viện dẫn những nhận định thiếu cơ sở, những đánh giá xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo của các đối tượng trên.

Trong khi đó, những nội dung trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” và gần đây là Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Bộ Chính trị về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” cùng với hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của Nhân dân. Nhờ đó mà số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân được đảm bảo tốt hơn, các cơ sở thờ tự ngày càng được khang trang, đẹp đẽ, quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật...

Đặc biệt, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội của người dân Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, trong đó năm 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) với trên 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng hàng vạn tăng, ni, phật tử về dự; các lễ hội của Tin Lành như ngày lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam được tổ chức trang nghiêm. Đặc biệt là ngày Lễ Giáng sinh của người Công giáo ở khắp mọi miền đất nước cũng đã trở thành một lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam...

Vừa qua, giáo tỉnh Hà Nội cũng đã tổ chức thành công Đại hội Giới trẻ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của Tổng Giám mục Marak zelewki - Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam cùng các vị lãnh đạo giáo hội và khoảng 15.000 giáo dân là thanh niên, học sinh, sinh viên người Công giáo... Đây chính là những minh chứng sống động, chân thực về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong các hội thảo quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo được tổ chức tại Việt Nam hay trong các lần đón tiếp các đoàn lâm thời, các tổ chức nhân quyền tôn giáo quốc tế vào Việt Nam tìm hiểu chính sách, pháp luật tôn giáo của Việt Nam như: Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE), Tập đoàn truyền thông (WAZ) của Đức, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF)..., Việt Nam đều chủ động cung cấp các thông tin về tình hình tự do tôn giáo và chính sách, pháp luật của tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, thẳng thắn trao đổi các vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm. Từ đó, giúp các tổ chức này thấy rõ thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, phong phú cũng như cho thấy chính sách, pháp luật đã đảm bảo quyền tự don tôn giáo chính đáng của Nhân dân.

Nếu như thực sự khách quan, thì phóng viên của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn chứng thêm những nhận định, quan điểm của những vị lãnh đạo trong các tổ chức giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, họ mới chính là người đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo Việt Nam. Thế nhưng, bấy lâu nay, khi lấy thông tin đánh giá, các trang thông tin báo chí nói trên luôn phớt lờ và bỏ qua thực tế này và một mực trung thành với quan điểm của các đối tượng chống phá.

Do đó, một lần nữa cần khẳng định, việc phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chiêu trò nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng phủ nhận những thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Rõ ràng các đối tượng trong tổ chức “Hội đồng liên tôn Việt Nam” và các trang VOA, RFI, RFA… khi phê phán về cuốn Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam thực chất là một chiêu trò để biện hộ cho những luận điệu sai trái rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, qua đó lấy cớ phủ nhận chính sách của Đảng, Nhà nước và thành quả trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân.

Tại buổi họp báo công bố Sách trắng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng nêu rõ: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. 

Các tôn giáo du nhập từ bên ngoài cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt, tạo ra nét riêng của tôn giáo Việt Nam. Việt Nam là đất nước ôn hòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 

Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. 

Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

“Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc”. Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi kết luận nội dung chất vấn về lĩnh vực công tác dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 7/6/2023

Tin trong ngày - 7/6/2023

Media - BDT - 20:00, 07/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn về cung ứng điện; Các ngành hàng đều gặp khó về thị trường xuất khẩu cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Tiếng nói từ cơ sở - Minh Thu - 19:09, 07/06/2023
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn Trung ương bố trí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 1.501,025 tỷ đồng.
Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Hải Khánh - 17:30, 07/06/2023
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Kinh tế - PV - 17:18, 07/06/2023
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Tin tức - PV - 14:54, 07/06/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

Thể thao - PV - 14:52, 07/06/2023
Tính đến 21h15 ngày 6/6, Đoàn Thể thao Người Khuyết tật Việt Nam đã có 36 HCV, 35 HCB và 56 HCĐ, đứng vị trí thứ 3 bảng tổng sắp huy chương ASEAN Para Games 12.
Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Sự kiện - Bình luận - Lê Vũ - Bảo Trần - 14:51, 07/06/2023
Ngày 6 - 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn trước Quốc hội (Kỳ họp thứ 5, Khóa XV). Đông đảo cử tri cả nước, đặc biệt là đồng bào DTTS rất quan tâm đến sự kiện này. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa cả gia đình tập trung lại để theo dõi, cập nhật thông tin trong sự phấn khởi.
Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Giáo dục - Khánh Ngân - 14:25, 07/06/2023
Sáng 7/6, 12.856 em học sinh THCS ở Quảng Bình đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Trong buổi sáng, các thí sinh đã dự thi 2 môn Ngữ Văn và Tiếng anh, buổi chiều các em bước vào thi môn Toán.
Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Xã hội - Mỹ Dung - 14:00, 07/06/2023
Sáng 7/6, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động Hè, tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Tin tức - Trọng Bảo - 11:00, 07/06/2023
Bắt đầu từ ngày 7/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đưa Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vào vận hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Đây là một trong các hợp phần của dự án cửa khẩu số mà tỉnh Lào Cai đang tập trung xây dựng.