Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cấp thiết ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

PV - 21:07, 23/05/2019

Trong thời gian dài, rượu, bia đang bị lạm dụng quá mức, gây nguy hại cho sức khỏe con người; là hiểm họa, nguy cơ gây tai nạn giao thông, suy thoái giống nòi; là nguyên nhân của đói nghèo, đặc biệt đối với vùng cao, nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số…. Đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 23/5 về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại Hội trường về Luật phòng, chông tác hại rượu, bia. Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại Hội trường về Luật phòng, chông tác hại rượu, bia.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và Hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết, quan điểm xây dựng và một số nội dung chủ yếu của dự án Luật. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời tiếp tục khảo sát, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, đối thoại với các đối tượng chịu sự tác động. Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn 36 điều, ít hơn 02 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình.

So với pháp luật hiện hành, dự thảo Luật đã luật hóa hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật này, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành, tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, các chính sách của nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm lượng tiêu thụ rượu, bia. Nhiều đại biểu đề nghị phải làm rõ tác hại của rượu bia, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế - xã hội, một trong những nguy cơ hàng đầu gây tàn tật và tử vong của người Việt Nam; nguyên nhân liên quan đến rối loạn tâm thần người lái xe gây tai nạn giao thông, gây tổn thương cả về tinh thần, tính mạng, cuộc sống của bản thân và người khác.  Để hạn chế tác hại trong việc sử dụng, lạm dụng rượu, bia trong sinh hoạt đời sống hằng ngày nên đẩy mạnh việc tuyên truyền, xây dựng ý thức của người dân, của cộng đồng, xã hội để giảm bớt việc tiêu thụ rượu, bia.

Đại biểu Quàng Thị Vân (Điện Biên) cho rằng, trong thời gian dài, rượu, bia đang bị lạm dụng quá mức, gây hại cho sức khỏe con người, là hiểm họa, nguy cơ gây tai nạn giao thông, suy thoái giống nòi, là nguyên nhân của đói nghèo, đặc biệt đối với vùng cao, nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Đại biểu đề nghị Quốc hội sớm thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để Luật đi vào cuộc sống và được thực thi một cách nghiêm túc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, quá trình soạn thảo Luật bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe Nhân dân nhưng bảo đảm sự phát triển của ngành công nghiệp rượu, bia công nghiệp và thủ công cũng như thu nhập của người lao động, sản xuất để có lộ trình thích ứng, có giải pháp xử lý, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, Đoàn Chủ tịch và các cơ quan hữu quan ghi nhận và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phòng bày tỏ tin tưởng với trách nhiệm của người đại biểu, Quốc hội sẽ sáng suốt khi quyết định thông qua Luật này. Cùng với đó, kỳ vọng Luật sẽ nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rượu, bia.

Cũng trong ngày 23/5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thư viện. Quốc hội thảo luận tại tổ về hai dự án Luật này.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: Tôn trọng, phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo (Bài 2)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: Tôn trọng, phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 13 phút trước
Năm 2014, Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ). Điều này một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định đúng đắn của LHQ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã góp phần tích cực cho ổn định xã hội, phát triển đời sống tốt đẹp của Nhân dân.
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
Đi trong linh khí Tây Ninh

Đi trong linh khí Tây Ninh

Dân tộc - Tôn giáo - Bích Đào - 1 giờ trước
Gia đình tôi đi Tây Ninh không theo tuor tuyến nào cả. Xong việc ở TP. Hồ Chí Minh, còn một ngày trống thì gặp chị bạn làm nghiên cứu văn hóa. Chị gợi ý nhà tôi nên đi chơi Tây Ninh là “trọn ngày”. Hay quá! Chưa từng đến đất này nhưng tôi đã nghe danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, Thiền Lâm tự, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng… Vậy là tôi gật đầu cái rụp.
Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Du lịch - Đình Quang - 1 giờ trước
Trên dải bờ biển dài hơn 130km của tỉnh Quảng Ngãi, làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (nay thuộc TP. Quảng Ngãi) là một trong những địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết “Bàn chân khổng lồ”, có Dinh Bà, Dinh Bà Thủy, Lăng Vạn An Vĩnh, Đình làng và cả hệ thống địa đạo trên đồi núi An Vĩnh. Mỗi di tích là một nhân chứng sống động cho chiều sâu văn hóa và truyền thống kiên cường của cư dân vùng biển.
Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 1 giờ trước
Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc từng một thời là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ, là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình kỷ niệm cấp quốc gia dịp 30/4

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 10/4, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Quân đội tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”.
Yên Bái: Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Yên Bái: Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Kinh tế - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giúp nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người DTTS, thời gian qua tỉnh Yên Bái đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần bốn năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.
Lào Cai: Sẽ thu hồi gần 800 ha đất để phục vụ Dự án Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Lào Cai: Sẽ thu hồi gần 800 ha đất để phục vụ Dự án Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 11/4, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức họp báo công bố về Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn đi qua địa phận tỉnh Lào Cai.
Bảo đảm Đại lễ Vesak 2025 và Phật đản tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra an toàn, trang nghiêm

Bảo đảm Đại lễ Vesak 2025 và Phật đản tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra an toàn, trang nghiêm

Dân tộc - Tôn giáo - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 10/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Các cơ quan chức năng Thành phố và Ban Trị sự, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 đã có buổi họp bàn về phối hợp hỗ trợ trật tự, điều tiết giao thông cho các sự kiện quan trọng của Đại lễ Vesak 2025 và Phật đản tại TP. Hồ Chí Minh.