Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Nhất trí trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 5

Hoàng Quý - 16:20, 30/05/2023

Chiều 30/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với những lý do như được nêu tại Tờ trình số 485/TTr-UBTVQH15.

Về trình tự, thủ tục ban hành Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND theo quy định mới sẽ được thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2023, đáp ứng yêu cầu tại Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Về phạm vi đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND (Điều 2), Ủy ban Pháp luật tán thành với phạm vi đối tượng được Quốc hội, HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm như quy định tại Điều 2 của dự thảo Nghị quyết.

"Việc bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền như tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết là có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính nhân văn và phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Để có cơ sở cho Quốc hội xem xét, quyết định, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do dự thảo Nghị quyết không đưa một số chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm Tòa án Nhân dân.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Về giải thích thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” (khoản 1 Điều 3), Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ nội hàm giải thích thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” như tại Nghị quyết số 85/2014/QH13, bởi nội dung này phù hợp với Quy định số 96-QĐ/TW và đã được sử dụng ổn định từ Nghị quyết số 35/2012/QH13.

Phần nội dung mới được bổ sung để giải thích thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết thực chất là hệ quả đối với người qua lấy phiếu có tín nhiệm thấp chứ không phải là mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm nói chung là để đánh giá cán bộ như quy định tại khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 11 của Quy định số 96-QĐ/TW.

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (các Điều 10, 11, 15 và 16), Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các quy định trong dự thảo Nghị quyết về quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND. Bên cạnh đó, về quy trình bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 15 và 16), có ý kiến đề nghị chỉnh lý theo hướng bổ sung trình tự Quốc hội, HĐND thảo luận tại hội trường trong trường hợp cần thiết và cho phép người được bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến trước Quốc hội, HĐND để bảo đảm quyền được giải trình của họ, cũng như tăng tính minh bạch, dân chủ, chuyên nghiệp và pháp quyền trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm.

Ngoài ra, về quy định tại khoản 1 Điều 12, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý lại theo hướng trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp mà không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 phút trước
Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng khu dân cư, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sẽ có 100 sản phẩm tiêu biểu của HTX trên cả nước được trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất

Sẽ có 100 sản phẩm tiêu biểu của HTX trên cả nước được trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 5/12, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX), trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 và một số hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam.
Láng Ngựa giảm nghèo từ các chương trình MTQG

Láng Ngựa giảm nghèo từ các chương trình MTQG

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Thôn Láng Ngựa là khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Raglay. Nguồn vốn của các chương trình MTQG phát huy hiệu quả đầu tư, tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ, Nhân dân địa phương, tích cực góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Bình Thuận

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Thuận có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.
Chính thức có thông báo về Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 và các ngày lễ khác

Chính thức có thông báo về Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 và các ngày lễ khác

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi động tìm kiếm

Khởi động tìm kiếm "Hoa khôi sinh viên Việt Nam” năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Chiều 5/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam và các đơn vị liên quan phát động Cuộc thi "Hoa khôi sinh viên Việt Nam - Vietnam Miss University 2024".
Kon Tum: Ngày 31/12/2024, Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei chưa hoàn thành thì “kỷ luật”chủ đầu tư

Kon Tum: Ngày 31/12/2024, Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei chưa hoàn thành thì “kỷ luật”chủ đầu tư

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
“Ngày 31/12/2024 sẽ đi kiểm tra thực tế Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei. Nếu Dự án chưa hoàn thành thì kỷ luật chủ đầu tư Dự án”. Đó là khẳng định của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang tại phiên Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, diễn ra chiều 5/12.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Tin tức - Tào Đạt - Như Văn - 1 giờ trước
Chiều 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 (Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cao Bằng: Quan tâm phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sắc màu 54 - Thùy Như - 19:50, 05/12/2024
Lô Lô là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh cao Bằng đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho dân tộc Lô Lô.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận

Thời sự - PV - 18:05, 05/12/2024
Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận, chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đi thăm và kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; dự động thổ xây dựng nhà luyện tập đa năng và tặng dụng cụ, trang thiết bị học tập cho Trường Mẫu giáo Phước Dinh; thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná; thăm làng gốm Bàu Trúc.