Kinh tế -
Ngọc Chí -
16:08, 18/07/2024 Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Tuy mới phát triển không lâu, song những tín hiệu khả quan về hiệu quả kinh tế là cơ sở để huyện triển khai nhân rộng. Góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Sáng 16/7, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, đã giúp cho hơn 431.200 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 26,11% năm 2015, xuống còn 6,84% năm 2023.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân vùng DTTS và miền núi.
Từ một xã đặc biệt khó khăn, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Diện mạo thôn, làng ngày càng khang trang; cây sắn trước đây đang dần được thay thế bằng cây cao su, cà phê, cây ăn trái; những ngôi nhà tạm dần được thay thế bằng nhà xây kiên cố. Những kết quả đó là nhờ nguồn lực đầu tư từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông, qua đó đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở.
Tin tức -
Ngọc Chí -
07:17, 11/07/2024 Kể từ tháng 5/2024 đến nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) liên tục ghi nhận các trường hợp mất trộm dây tiếp địa trạm biến áp (TBA) trên địa bàn các huyện Đăk Hà, Đăk Tô và Ngọc Hồi. Việc này không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước và tài sản của Nhân dân.
Tại Kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII, nhiệm kỳ 2021- 2026 (diễn ra từ ngày 8 - 10/7), vấn đề hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và đất sản xuất được nhiều đại biểu HĐND tỉnh quan tâm tại phiên thảo luận. Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, có độ vênh rất lớn giữa báo cáo và thực tế cuộc sống của người dân.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có chiều hướng giảm. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ vào việc triển khai hiệu quả các mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức xong Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV (riêng huyện Ia H’Drai lần thứ II) năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh là hoàn thành trước ngày 30/6/2024.
Liên quan đến vụ việc cá nuôi lồng bè ở lòng hồ thủy điện Ya Ly, thuộc xã Ya Ly, huyện Sa Thầy (Kon Tum) chết hàng loạt gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân, UBND huyện Sa Thầy đề nghị Công ty Thủy điện Ya Ly xem xét, hỗ trợ người dân có cá lăng bị chết với số tiền khoảng 2,9 tỷ đồng.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), ngày 4/7, ông Nguyễn Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.
Photo -
Thúy Hồng -
09:44, 03/07/2024 Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Ngày 1/7, tại huyện Kon Rẫy (Kon Tum), Cục Thống kê tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Kon Rẫy tổ chức điểm Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024.
Ngày 29/6, tại xã căn cứ cách mạng Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức ra quân chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024.
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum) có mưa lớn, khiến cho một số lượng đất do các đối tượng san lấp trái với quy định của pháp luật tại khu vực giáp ranh giữa thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long và thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi (khu vực Cây đa cười) bị nước cuốn trôi, gây bồi lấp một phần diện tích đất trồng lúa nước của các hộ dân phía bên dưới.