Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Mỹ Dung - 15:29, 15/04/2025

Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh), người Tày vẫn giữ gìn nhiều phong tục cổ truyền đầy nhân văn. Trong đó, tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới không chỉ là nghi thức chào đón cô dâu về nhà chồng, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết tình thân, lan tỏa sự ấm áp của cộng đồng. Giản dị mà đầy ý nghĩa, lễ rửa mặt là nét chấm phá độc đáo trong bức tranh văn hóa của người Tày nơi đây.

Tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới của người Tày ở Bình Liêu
Tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới của người Tày ở Bình Liêu

Tại Quảng Ninh, người Tày là dân tộc có số lượng đông thứ ba sau người Kinh và người Dao, chiếm khoảng 2,88% dân số toàn tỉnh. Riêng tại huyện vùng cao Bình Liêu, cộng đồng người Tày sinh sống tập trung nhiều nhất, với gần 14.000 người, chiếm gần một nửa tổng số người Tày trong tỉnh.

Trong đời sống văn hóa của người Tày ở Bình Liêu, lễ cưới không chỉ là sự kiện trọng đại của hai gia đình, mà còn là dịp để cả cộng đồng cùng chung vui, chứng kiến và chúc phúc cho đôi lứa nên duyên. Một lễ cưới truyền thống thường trải qua nhiều nghi thức với trình tự rõ ràng, đầy tính biểu tượng và sâu sắc: từ Pây tham au lộc mềnh khao (đi hỏi lấy căn duyên trắng), Tặt bàu au lộc mềnh đeng (đặt trầu lấy căn duyên đỏ), Pây tềnh (dạm ngõ), Pây poóng lảu (định ngày cưới), đến các nghi thức trong ngày cưới như Slống lù (tiễn dâu), Khai lộc slao (gả con gái), Tẳng lù (đón dâu), Dào nả (rửa mặt) và cuối cùng là lễ lại mặt.

Những chiếc khăn mặt rửa mặt được ngay ngắn trong một chiếc chậu
Những chiếc khăn để rửa mặt được đặt ngay ngắn trong một chiếc chậu

Đặc biệt, tục rửa mặt của người Tày ở Bình Liêu chỉ có tại nhà trai. Cô dâu chuẩn bị sẵn từ 300 đến 400 chiếc khăn mặt, đặt trong chậu cùng một vòng bạc. Sau tiệc cưới, cô dâu ngồi cạnh bố mẹ chồng ở cửa chính, trao khăn cho họ hàng bên nhà trai theo sự giới thiệu của mẹ chồng. Họ hàng nhà trai, từ bậc cao nhất đến thấp nhất, lần lượt tiến hành nghi lễ này, chúc phúc cho đôi trẻ và thả tiền mừng vào chậu. Cô dâu sẽ trao khăn mặt và gửi lời cảm ơn tới họ hàng, bạn bè. Bất kể là cô gái dân tộc nào, khi về làm dâu, đều phải trải qua tục này như một phần không thể thiếu trong gia đình người Tày.

Bà Lương Thị Vằn, 62 tuổi, thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn chia sẻ: “Trước kia, khi đời sống còn khó khăn, mọi người mang chăn, nồi, chậu để tặng; giờ nhiều người đã bỏ tiền vào chậu để giúp đôi trẻ có chút vốn làm ăn. Tùy vào khả năng, có người bỏ vài chục ngàn đồng, có người đến vài trăm, thậm chí là vàng ta, để mừng cho đôi trẻ”.

Sau tiệc cưới, người thân trong gia đình chú rể sẽ bỏ tiền mừng vào chiếc chậu bên dưới những chiếc khăn mặt
Sau tiệc cưới, người thân trong gia đình chú rể sẽ bỏ tiền mừng vào chiếc chậu bên dưới những chiếc khăn mặt

Theo đó, người đến tham dự lấy khăn, đưa qua mặt chậu hai ba lần, lau nhẹ lên mặt rồi đặt tiền mừng tùy tâm vào chậu và gửi lời chúc phúc đến đôi trẻ. Chỉ những người thuộc hàng trên của chú rể (ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị) mới được nhận khăn. Ai còn đủ vợ chồng sẽ được tặng một đôi khăn, người đơn thân hoặc đã mất vợ hoặc chồng thì chỉ nhận một chiếc. Người là em hay cháu, thuộc hàng dưới, sẽ không tham gia nghi lễ này.

Chia sẻ về tục rửa mặt trong đám cưới của người Tày, ông Bế Sinh Nghiệp, Người có uy tín thôn Ngàn Vàng Dưới, xã Đồng Tâm cho biết: “Tục rửa mặt này có từ lâu lắm rồi, không ai còn nhớ bắt đầu từ bao giờ nữa. Đây không chỉ là dịp để cô dâu làm quen với gia đình nhà chồng, mà còn là một cách để mọi người thể hiện tình yêu thương, sự gắn kết và chia sẻ trong cuộc sống. Qua đây, người thân trong gia đình sẽ giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ bằng một ít tiền, như một món quà khởi đầu cho cuộc sống mới”.

Tục rửa mặt của người Tày ở Bình Liêu là một nét văn hóa độc đáo, chỉ có ở vùng đất này, khác biệt hoàn toàn so với các vùng khác như Tuyên Quang, Cao Bằng hay Bắc Kạn. Dù xã hội đã phát triển, tục rửa mặt vẫn được bảo tồn và gìn giữ như một nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu trong đời sống của người Tày nơi đây. Và trong mỗi chiếc khăn mặt, trong mỗi tờ tiền mừng, là những lời chúc phúc đầy yêu thương, là niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng cho đôi vợ chồng trẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 1 giờ trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng...Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 2 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt . Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 3 giờ trước
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thời sự - PV - 20:46, 15/04/2025
Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14-17/4.
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Thời sự - PV - 20:26, 15/04/2025
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Du lịch - Vũ Mừng - 19:15, 15/04/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.