Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kết nối thương mại Lợi ích và cơ hội chia đều

PV - 15:01, 06/02/2018

Là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, Hà Nội có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của các địa phương. Việc tăng cường giao thương, kết nối thương mại giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố là giải pháp quan trọng, góp phần điều tiết “cung-cầu”, bảo đảm hài hòa cán cân thương mại cho các bên.

Lợi ích kép

Có mặt tại “Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam” được tổ chức cuối tháng 11/2017 vừa qua, chúng tôi càng cảm nhận được tính ưu việt của hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội với các địa phương trong cả nước. Đây chỉ là một trong rất nhiều hoạt động tăng cường giao thương, kết nối cung cầu sản phẩm giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Qua đó, cơ hội được chia đều cho các bên: doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng, còn DN có thêm cơ hội lớn để bám rễ vào các cơ sở sản xuất, hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”.

Sản phẩm của Hưng Yên được nhiều du khách và người tiêu dùng sử dụng khi tham gia các hoạt động kết nối thương mại. Sản phẩm của Hưng Yên được nhiều du khách và người tiêu dùng sử dụng khi tham gia các hoạt động kết nối thương mại.

 

Đon đả giới thiệu hai đặc sản của tỉnh Nam Định, chị Lưu Thị Linh chia sẻ: “Tỉnh Nam Định nổi tiếng với kẹo Sìu Châu và bánh gai Bà Thi. Đây là lần thứ 3 chúng tôi tham gia hội chợ. Tại hội chợ, chúng tôi có nhiều cơ hội để đưa sản phẩm của tỉnh mình đến với nhiều người tiêu dùng hơn, cũng như có cơ hội hợp tác với các đại lý bán lẻ hay hệ thống siêu thị lớn. Đến nay bánh gai Bà Thi đã là mặt hàng được bày bán trong các siêu thị của Hà Nội”.

Ở một quầy hàng khác, mang đậm nét vùng Tây Bắc, chị Nguyễn Minh Hiền (Tuyên Quang) cho biết: “Tuyên Quang là nơi có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống cùng trên một mảnh đất nên đặc sản của vùng cũng đặc biệt phong phú, như: cam sành Hàm Yên, măng, nấm hương, chè, tinh bột nghệ… Đặc biệt trong hội chợ năm nay, chúng tôi mang tới đây một mặt hàng cực kỳ độc đáo là rượu nấu từ mật ong. Mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm nên nhân có hội chợ này, chúng tôi muốn tìm hiểu trước thị trường, xin ý kiến khách hàng cũng như cùng thảo luận về sản phẩm mới. Thông qua hội chợ, chúng tôi cũng mong muốn được gặp gỡ với nhiều khách hàng hơn để hướng dẫn cho mọi người sử dụng hiệu quả sản phẩm của mình”.

Không chỉ mang những mặt hàng từ các vùng miền về với người tiêu dùng Thủ đô, mà chính những mặt hàng của Hà Nội cũng tràn vào hội chợ với mong muốn tìm thêm được nhiều khách hàng và đầu ra cho sản phẩm.

Chị Đỗ Thị Thu Phương, người bán hàng của thực phẩm hữu cơ V-Organic chia sẻ: “Tôi mang tới đây các sản phẩm hữu cơ như: thịt lợn trà xanh hữu cơ, rau hữu cơ, gia vị hữu cơ… do tôi tự sản xuất tại các trang trại ở Thanh Trì (Hà Nội), Ninh Bình, Đà Lạt. Tôi tham gia hội chợ chỉ với mong muốn khách hàng biết tới sản phẩm hữu cơ nhiều hơn, đây là năm thứ 2 tôi tham gia hội chợ để tìm kiếm khách hàng riêng của mình”.

Hình thành chuỗi phát triển bền vững

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, những năm qua, Hà Nội đã tổ chức cho hàng trăm lượt doanh nghiệp tham gia các hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các DN, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành. Điển hình như: Hội nghị hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; phối hợp với tỉnh: Bắc Giang, Hà Giang, Thái Bình, Sơn La, Hưng Yên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam, Sóc Trăng, Quảng Nam, Bình Thuận, Cần Thơ... tổ chức các chương trình tuần hàng hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội…

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Sau gần 2 năm hợp tác với TP. Hà Nội, nhiều sản phẩm của Bắc Giang được tiêu thụ ở Thủ đô như: gà đồi Yên Thế, vải Lục Ngạn… Ngược lại, Bắc Giang cũng tiêu thụ nhiều sản phẩm của Hà Nội như đồ điện tử, đồ gỗ chế biến… Bắc Giang cam kết sẽ tạo mọi điều kiện cho DN Hà Nội và các tỉnh, thành đến đầu tư tại Bắc Giang phát triển, tìm kiếm thị trường, đặc biệt là xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và người dân.

Sản phẩm vải thiều của Lục Ngạn- Bắc Giang đã được LOTTE Mart thu mua hằng năm thông qua hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội và Bắc Giang. Sản phẩm vải thiều của Lục Ngạn- Bắc Giang đã được LOTTE Mart thu mua hằng năm thông qua hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội và Bắc Giang.

 

Còn ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc kết nối cung cầu trong thương mại là sự sống còn của nền kinh tế Lâm Đồng nói riêng, các địa phương mói chung. Do đó Lâm Đồng đã lựa chọn sản xuất các sản phẩm bảo đảm chất lượng, xây dựng các thương hiệu, các chuỗi liên kết, các quy trình sản xuất chứng nhận an toàn… để giao thương với các DN của Hà Nội.

DN cũng là một trong những bên được hưởng nhiều lợi ích từ việc kết nối thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh thành phố trong cả nước. Theo Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Hưng, hiện 70-80% lượng trái cây an toàn trong hệ thống của công ty đang phân phối trên thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của TP. Hà Nội. Việc duy trì các chương trình kết nối cung-cầu giữa TP. Hà Nội với các tỉnh, thành phố cả nước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, lẫn nhà phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Thủ đô.

Để nhận diện sản phẩm an toàn và đặc sản vùng miền, qua đó hỗ trợ DN giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, Hà Nội đã chủ động phối hợp với một số tỉnh tổ chức các “Tuần lễ nhận diện sản phẩm an toàn và đặc sản vùng miền”. Từ đó, hàng chục nhà phân phối, siêu thị tại Hà Nội đã kết nối, ký kết biên bản ghi nhớ với 80 DN sản xuất của 25 tỉnh, thành phố trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động này không chỉ bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho Hà Nội mà còn góp phần bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, hiện nay có rất nhiều mạng giao dịch điện tử, nếu Hà Nội có được một mạng giao dịch điện tử đưa sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì, sẽ giúp thương mại phát triển tốt nhất, không chỉ cho Hà Nội mà cả các tỉnh, thành phố khác.

HOÀNG THANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cô giáo trẻ người Sán Chỉ hết lòng vì hoạt động giáo dục vùng cao

Cô giáo trẻ người Sán Chỉ hết lòng vì hoạt động giáo dục vùng cao

Giáo dục - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Trong một ngày cuối tháng 12, chúng tôi tìm gặp cô giáo Nịnh Thị Vân, giáo viên Trường THCS Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) - một trong 3 giáo viên của tỉnh Quảng Ninh vừa vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Kon Tum: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Kon Tum: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô cùng. Với những lợi thế đó, tỉnh Kon Tum đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia và tỉnh đề ra nhiều giải pháp để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.
Đắk Lắk: Triệt phá nhiều cơ sở dùng chất cấm làm hàng chục tấn giá đỗ bán ra thị trường

Đắk Lắk: Triệt phá nhiều cơ sở dùng chất cấm làm hàng chục tấn giá đỗ bán ra thị trường

Pháp luật - Lê Hường - 4 giờ trước
Sáng 26/12, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.
Năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 30 tỷ USD

Năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 30 tỷ USD

Kinh tế - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành Nông nghiệp.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam vất vả thắng Singapore nhờ hai bàn thắng muộn của Tiến Linh và Xuân Son

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam vất vả thắng Singapore nhờ hai bàn thắng muộn của Tiến Linh và Xuân Son

Thể thao - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Bán kết lượt đi AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam làm khách trên sân của Singapore. Phải đến những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, lần lượt Tiến Linh và Xuân Son mới có thể tỏa sáng để mang về chiến thắng cho Đội tuyển Việt Nam.
Số hóa sắc phong

Số hóa sắc phong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 26/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống các DTTS. Số hóa sắc phong. Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Số hóa sắc phong

Số hóa sắc phong

Media - BDT - 20:00, 26/12/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 26/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống các DTTS. Số hóa sắc phong. Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Hỗ trợ người dân bị hỏa hoạn

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Hỗ trợ người dân bị hỏa hoạn

Xã hội - Hà Linh - 19:58, 26/12/2024
Sáng 26/12, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) đã kịp thời cử lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ một gia đình trên địa bàn bị lửa thiêu rụi nhà hoàn toàn.
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 19:49, 26/12/2024
Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.
Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Trang địa phương - Tào Đạt - Lê Huy Hải - 19:40, 26/12/2024
HĐND tỉnh Kiên Giang vừa thống nhất bầu ông Lâm Minh Thành giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Gần 18 tỷ đồng ủng hộ Chương trình

Gần 18 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "Tết Vì người nghèo - Xuân Ất Tỵ"

Tin tức - Trọng Bảo - 19:26, 26/12/2024
Tối 25/12, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Chương trình “Tết Vì người nghèo - Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Tại Chương trình, đã có gần 18 tỷ đồng được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký ủng hộ, để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo Tết cho người nghèo.