Chuyên gia kỹ thuật của JICA đánh giá tính ưu việt và khả năng mở rộng diện tích của tỏi SanikiHiện tại, Tỏi Saniki trồng ở vùng núi cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã cho thu hoạch. Qua đánh gia của chuyên gia JICA, cây Tỏi Sanuki sinh trưởng tốt, chất lượng tương đương với việc trồng giống này tại Kagawa (Nhật Bản). Việc đưa cây Tỏi Sanuki vào trồng ở vùng miền núi cao Nghệ An là dựa trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này phug hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng Kagawa (Nhật Bản); kết hợp với việc áp dụng bí quyết trồng tỏi chất lượng cao đã có từ lâu đời tại tỉnh Kagawa-Nhật Bản.
Điểm mấu chốt của dự án trồng Tỏi Saniki ở vùng núi cao Kỳ Sơn là nguồn nhân lực. Đó là những lao động người Việt Nam, đã từng làm việc tại Hợp tác xã Farmers’Co-op tại thành phố Zentsuji, tỉnh Kagawa (Farmers’Co-op) sau khi quay về Việt Nam đã tham gia tích cực vào dự án. Đây cũng là cách giúp phát triển nguồn nhân lực cho địa phương cũng như người lao động đã làm việc tại nước ngoài về nước vẫn có thể áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và kiến thức của Nhật Bản để sinh sống và làm việc tại quê hương của mình.
Ở vùng đất Na Ngoi, (Kỳ Sơn, Nghệ An), Tỏi Sanuki được JICA đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2023. Ngoài cán bộ, hội viên Tổng đội Thanh niên xung phong 10, còn có hơn 30 hộ dân đồng bào DTTS quanh vùng tham gia.
Các chuyên gia kỹ thuật của JICA, lãnh đạo sở Nông nghiệp và môi trường Nghệ An cùng bà con nhân dân tham gia hội thảo đánh giá quá trình trồng tỏi SanukiNgoài việc được các chuyên gia JICA hỗ trợ kỹ thuật, còn có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An. Song song với việc phổ cập kiến thức, dự án đang nỗ lực chứng minh tính ưu việt của các thành phẩm làm từ tỏi trồng tại Nghệ An thông qua các thử nghiệm sản xuất, phân loại, chế biến, phân phối và nghiên cứu thị trường đối với tỏi Sanuki tươi trồng tại Nghệ An, đồng thời xây dựng phương án đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại thị trường trong nước. Qua đó, dự án kì vọng nhằm thúc đẩy nông nghiệp địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con.
Để đánh giá lại toàn bộ quy trình sản xuất, tính ưu việt của cây trồng và tiềm năng của tương lai; Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trong hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm tỏi Sanuki sau thu hoạch tại vùng miền núi Nghệ AnChương trình, dự án trồng Tỏi Saniki trồng ở vùng núi cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm trong khuôn khổ “Dự án khảo sát xác minh kinh doanh SDGs với khu vực tư nhân để phát triển chuỗi giá trị cho Tỏi Sanuki tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam” (giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2026) do Hợp tác xã Farmers’Co-op tại thành phố Zentsuji, tỉnh Kagawa (Farmers’Co-op) đề xuất với JICA với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội mà các quốc gia đang phát triển gặp phải. Dự án này là một dự án thành phần thuộc Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Theo các chuyên gia kỹ thuật của JICA, tới nay, nếu ngành trồng tỏi có thể trở thành một loại cây trồng cho giá trị cao tại địa phương thì sẽ góp phần tạo ra việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS. Ngoài ra dự án dự kiến có thể mở rộng sang các ngành trồng rau và trái cây khác, góp phần mở rộng khả năng đa dạng hóa và tăng thêm giá trị cho ngành nông nghiệp trong khu vực.
Trong tương lai JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, với kì vọng xây dựng được mối quan hệ tin cậy với cộng đồng địa phương đồng thời tạo ra một mô hình bền vững và toàn diện góp phần cải thiện cuộc sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và miền núi của Việt Nam.