Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới

Ngọc Thu - 19:57, 10/08/2023

Với quyết tâm sớm “cán đích” nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã huy động nguồn lực, xây dựng lộ trình triển khai với nhiều cách làm hay, phù hợp để hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Người dân xã Ia Mơ Nông thay đổi nếp nghĩ cách làm, đồng tình, chung sức xây dựng nông thôn mới
Người dân xã Ia Mơ Nông thay đổi nếp nghĩ cách làm, đồng tình, chung sức xây dựng nông thôn mới

Xã Ia Mơ Nông có 6 thôn, làng với 1.063 hộ/4.186 khẩu. Trong đó, hơn 80% dân số là người Gia Rai, 5 làng đồng bào Gia Rai đã được quy hoạch bài bản, đường làng ngăn nắp, xanh, sạch, đẹp. Đến nay, xã Ia Mơ Nông đạt 13/19 tiêu chí NTM. Trong đó, 6 tiêu chí còn lại gồm: quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, lao động, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm.

Để hoàn thiện các tiêu chí còn lại, ngay từ đầu năm 2023, xã Ia Mơ Nông đã tập trung triển khai thực hiện từng tiêu chí chưa đạt trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế. Đảng ủy, UBND xã phân công các đảng viên, cán bộ hội, đoàn thể và các ban, ngành phụ trách bám sát địa bàn để tuyên truyền, hướng dẫn các thôn, làng tập trung triển khai thực hiện. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân để phát huy nội lực cùng chung tay thực hiện các công trình, phần việc với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM.

Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023
Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023

Trong tiêu chí quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án quy hoạch chung toàn xã đến năm 2030. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa cũng đã được UBND xã đăng ký nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã và các thôn, làng và hiện đang triển khai xây dựng.

Theo thống kê, xã cũng đã tuyên truyền, vận động 3.223/4.186 người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt 77% dân số; tiếp tục nhân rộng mô hình “Hàng rào xanh”, “Con đường hoa”, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở. Vận động người dân xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh, nhân rộng mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM”. Ngoài ra, xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp nghề: du lịch cộng đồng, kỹ thuật trồng cây sầu riêng, kỹ thuật hàn, trồng nấm, ẩm thực, cồng chiêng…

Mô hình du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông thu hút hàng ngàn lượt du khác đến tham quan, trải nghiệm mỗi năm
Mô hình du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông thu hút hàng ngàn lượt du khác đến tham quan, trải nghiệm mỗi năm

Bên cạnh đó, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai 2,5 ha mô hình thâm canh chanh dây với sự tham gia của 9 hộ dân, hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm nước trên diện tích 17,5 ha cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày cho 25 hộ dân; tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh và hướng dẫn sản xuất chanh dây theo hướng VietGAP cho 30 hộ dân; thẩm định vườn cà phê tái canh cho 74 hộ với diện tích 31,3 ha; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật tái canh cây cà phê cho 74 hộ dân; vận động người dân tham gia các dự án chuỗi liên kết cà phê, chanh dây, sầu riêng với các hợp tác xã, doanh nghiệp góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập.

Đồng thời, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng lúa năng suất cao, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP... Đến cuối năm 2022, toàn xã còn 74 hộ nghèo (chiếm 6,9%), thu nhập bình quân đầu người đạt 41,2 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Sơn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh cho biết: Hiện xã Ia Mơ Nông còn 6 tiêu chí chưa đạt chuẩn NTM cần phải tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Cụ thể: Phối hợp với đơn vị tư vấn sớm hoàn chỉnh Đồ án qui hoạch nông thôn mới; nâng cấp, mở rộng hội trường xã và các hạng mục theo tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế để đạt 90%; phân loại rát thải tại nguồn; lập danh sách mở các lớp tập huấn cho người dân...

Anh Rơ Châm Soan (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông) phấn khởi nói: “Mỗi gia đình đã thay đổi nếp nghĩ cách làm bằng cách chuyển đổi cây trồng, trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng, khu vực nước giọt, khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng, cùng với chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí còn lại. Sắp tới chúng tôi cùng nhau tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề để yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế”.

Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Phung được xây dựng rộng rãi, thoáng mát
Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Phung được xây dựng rộng rãi, thoáng mát

Làng Phung có 128 hộ với 443 khẩu, đồng bào DTTS chiếm 92,5% được xã chọn xây dựng làng chuẩn NTM. Đến nay, làng Phung đã đạt 14/19 tiêu chí NTM. Để đạt chuẩn NTM, Chi bộ, Ban Nhân dân thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo đến cuối năm 2023 đạt 70%; vận động bà con thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, khu vực nước giọt, khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng…

Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông Nguyễn Văn Hiệu khẳng định: Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, đến nay, đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến trong phương thức làm ăn, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhìn vào bức tranh tổng thể, kinh tế - xã hội của xã đang thay đổi rõ rệt. Chúng tôi quyết tâm sẽ về đích NTM vào cuối năm nay.

Một số hình ảnh ghi nhận tại xã Ia Mơ Nông:

(Bài CĐ) Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới 4
(Bài CĐ) Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới 5
(Bài CĐ) Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới 6
(Bài CĐ) Ia Mơ Nông nỗ lực về đích nông thôn mới 7
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Chúng tôi đến A Vao (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) vào một buổi chiều Thu. Bắt gặp ở đây một màu xanh bạt ngàn của những đồi sắn, chuối; những con đường bê tông phẳng phiêu chạy đến từng thôn xóm... Sức sống mới đang hiển hiện trên vùng biên viễn vốn nhiều khó khăn cách trở ngày nào.
Tin nổi bật trang chủ
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 3 phút trước
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 2 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 3 giờ trước
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 4 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.