Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 605 triệu người trên thế giới đã mắc COVID-19

PV - 10:05, 29/08/2022

Tính đến sáng 29/8, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 605.782.656 ca nhiễm và 6.487.877 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 447.673 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á chiếm phần lớn với 323.618 trường hợp.

 Bên cạnh việc tiêm vaccine, đeo khẩu trang là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa đại dịch COVID-19. (Ảnh: hmunsonhealthcare.org)
Bên cạnh việc tiêm vaccine, đeo khẩu trang là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa đại dịch COVID-19. (Ảnh: hmunsonhealthcare.org)

Sau một thời gian nhiều quốc gia trên thế giới nới lỏng các biện pháp phòng dịch và quay trở lại cuộc sống bình thường mới, số ca mắc mới và nhập viện tăng mạnh trở lại. Trước nguy cơ dịch tái bùng phát, nhiều nước đang tăng cường tiêm các mũi vaccine số 4 và số 5, đồng thời duy trì các biện pháp phòng dịch khác như khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 29/8 cho thấy, hiện toàn thế giới có 580.963.698 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 18.331.081 ca bệnh đang điều trị thì có 18.287.652 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 43.429 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 221.033.784 trường hợp, trong đó có 1.900.329 ca tử vong và 214.455.827 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm mới COVID-19, với 89.116 trường hợp.

Giới khoa học cảnh báo nhiều nước châu Âu sẽ ghi nhận hàng loạt đợt bùng phát mới COVID-19 do mọi người ở trong nhà nhiều hơn vào những tháng lạnh trong khi không áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, số ca tử vong và nhập viện do COVID-19 rất có thể sẽ không tăng với mức độ tương tự nhờ chiến dịch tiêm vaccine được triển khai rộng rãi, các đợt mắc bệnh trước đây, biến thể mới gây bệnh nhẹ hơn và phương pháp điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 29/8 là 113.979.644 trường hợp, trong đó có 1.521.670 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 96.010.505 ca nhiễm và 1.069.131 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Còn tại Nam Mỹ, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 11.087 ca nhiễm COVID-19. Tính cho đến nay, khu vực này có tổng số 63.510.369 ca nhiễm và 1.324.510 ca tử vong vì COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 182.555.286 trường hợp, với 1.461.451 ca tử vong và 171.777.281 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 323.618 trường hợp. Trước nguy cơ làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh ở châu Á, chính phủ nhiều nước trong khu vực đã lên tiếng khuyến cáo thực hiện các biện pháp tăng cường phòng dịch, gồm cả việc tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân, nhất là các đối tượng ưu tiên.

Tính đến sáng 29/8, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.602.104 và 257.355 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 4.011.357 ca nhiễm COVID-19 và 102.084 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 10.647 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 9.255 ca. Hiện khu vực này có tổng số 12.100.748 trường hợp ca mắc COVID-19, với 19.234 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 9.9976.168 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.734.157 ca./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 4 giờ trước
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 4 giờ trước
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giáo dục - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Kinh tế - Thỏa Khánh - 4 giờ trước
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.