Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 22.000 ca mắc/ngày ở Thái Lan, số người nhiễm COVID-19 trên thế giới có thể vượt 300 triệu vào đầu năm 2022

PV - 09:33, 13/08/2021

Đến sáng 13/8, thế giới có trên 205,99 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,34 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 205,99 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 205,99 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 37,1 triệu ca mắc và hơn 635.700 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 75.600 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Nhà chức trách Mỹ kêu gọi phụ nữ mang thai đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời khẳng định dữ liệu cho thấy, tiêm vaccine không làm tăng nguy cơ sảy thai. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến khích toàn bộ phụ nữ có thai hoặc những người có ý định có thai và cho con bú đi tiêm vaccine để bảo vệ mình khỏi COVID-19.

Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết, bang đông dân nhất này của Mỹ sẽ yêu cầu tất cả giáo viên và nhân viên trường học phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi học sinh quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan nhanh trong cộng đồng. Đây là bang đầu tiên của Mỹ áp đặt biện pháp này.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 12/8, tổng cộng trên 32 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 429.700 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 566.000 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 20,2 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Ngày 12/8, Nga ghi nhận thêm 808 ca tử vong vì COVID-19, mức theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ 3 leo thang bất chấp tiến độ tiêm chủng đạt được. Với tổng cộng 168.049 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm này, Nga hiện là nước có số ca tử vong cao nhất ở châu Âu. Đáng lo ngại, tổng số ca tử vong trong hơn 40 ngày qua bằng hơn nửa tổng số ca tử vong ghi nhận trong thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 6 năm nay.

Cũng trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở Nga tăng 21.932 trường hợp. Đến nay, Nga vẫn là tâm dịch lớn thứ tư thế giới với trên 6,43 triệu ca mắc. Nga đang bị cuốn vào làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ 3 kể từ giữa tháng 6 vừa qua do biến thể Delta hoành hành.

Bắt đầu từ ngày 13/8, Bỉ sẽ áp dụng "hộ chiếu vaccine" tại các sự kiện tập trung đông người, đặc biệt tại các sân vận động và các lễ hội diễn ra vào cuối tuần này. Trước khi được vào tham dự sự kiện, khách phải trình mã QR với tất cả những dữ liệu cho thấy, người sở hữu "hộ chiếu vaccine" đã được tiêm chủng đầy đủ, hoặc đã xét nghiệm theo phương pháp RT-PCR với kết quả âm tính trong khoảng thời gian dưới 48 giờ, hoặc đã từng mắc COVID-19 từ 6 tháng trước và nay đã hồi phục sức khỏe. Nếu không thể đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên, khách sẽ bị từ chối tham gia sự kiện.

Các nhà tổ chức sự kiện được phép tiến hành những sự kiện có sự tham gia tối thiểu 1.500 người và tối đa 75.000 người có giấy chứng nhận này. Từ ngày 1/9, chứng chỉ này cũng có thể được sử dụng cho các sự kiện trong nhà.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo, nước này sẽ duy trì kiểm soát chặt biên giới trong năm nay, nhưng hy vọng sẽ dần mở cửa trở lại vào năm sau. Thủ tướng Ardern nói rõ, New Zealand sẽ điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch tại biên giới một cách thận trọng và kỹ càng nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến thể như biến thể Delta xâm nhập vào nước này. Hiện New Zealand đã trong thời gian dài không ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và cuộc sống của người dân đang dần quay trở lại bình thường.

Chính phủ New Zealand đề xuất, khách nước ngoài đến từ những vùng có nguy cơ dịch bệnh cao hoặc trung bình, dù đã tiêm đủ liều, khi nhập cảnh vào nước này vẫn phải cách ly tập trung 2 tuần. Trong khi đó, những người đáp ứng đủ yêu cầu tiêm vaccine và đến từ những vùng có nguy dịch bệnh thấp sẽ chỉ phải cách ly tại nhà, hoặc không phải cách ly. Thủ tướng Ardern nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng là cho phép toàn bộ du khách đã tiêm vaccine đầy đủ được phép nhập cảnh vào nước này mà không cần phải cách ly.

Tại Australia, từ 17h ngày 12/8 (giờ địa phương), thủ đô Canberra bắt đầu giai đoạn phong tỏa kéo dài 7 ngày nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sau khi chính quyền địa phương xác nhận một ca mắc mới. Thành phố Canberra với 400.000 dân chưa thực hiện phong tỏa kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được ban bố trong giai đoạn đầu bùng phát dịch COVID-19 năm 2020.

Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia 25 triệu dân này đã ghi nhận hơn 37.500 trường hợp mắc COVID-19 và 947 người thiệt mạng do căn bệnh này.

Từ tuần tới, chính quyền Israel sẽ yêu cầu trẻ từ 3 - 11 tuổi phải có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới được đến trường học, bể bơi, khách sạn hoặc phòng tập thể dục. Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc tăng mạnh dù Israel đã triển khai rộng rãi chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trưởng thành. Ngày 12/8, Thủ tướng Naftali Bennett thông báo, từ ngày 18/8 tới, nhà nước sẽ hỗ trợ chi phí xét nghiệm không giới hạn cho trẻ từ 3 - 11 tuổi.

Israel ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/2021 do biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh. Theo thông báo mới nhất, Bộ Y tế Israel đã ghi nhận thêm 1.661 ca mắc trong ngày 12/8, nâng tổng số người nhiễm tại đây lên 921.083 trường hợp, với 6.593 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong bối cảnh số ca tử vong ở phụ nữ mang thai mắc COVID-19 tăng, Malaysia kêu gọi nhóm đối tượng này đi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bộ Y tế nước này nhấn mạnh, đây là vấn đề rất nghiêm trọng và xếp nhóm đối tượng này vào nhóm nguy cơ cao lây nhiễm, cùng với nhóm người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Nhà chức trách y tế Malaysia khuyến nghị, phụ nữ mang thai hoàn thành việc tiêm phòng trước khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Malaysia đã ghi nhận 70 trường hợp phụ nữ mang thai tử vong do COVID-19. Trong đó, 17 trường hợp tử vong trong tháng 6 vừa qua khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh và trong số này có 15 trường hợp chưa tiêm chủng và 2 trường hợp còn lại mới chỉ tiêm một mũi. Từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021 có gần 3.400 phụ nữ mang thai đã mắc COVID-19 ở nước này.

Bộ Y tế Malaysia báo cáo 21.668 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước đến nay. Hiện Malaysia ghi nhận hơn 1,34 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có gần 11.700 trường hợp tử vong.

Số ca mắc mới COVID-19 tại Thái Lan vẫn tiếp tục tăng. Sau mốc 21.000 ca, ngày 12/8, Thái lan ghi nhận 22.782 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày. Bộ Y tế Thái Lan cho biết, với 22.782 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, tăng hơn 1.700 ca so với ngày 11/8, đến nay Thái Lan đã có gần 840.000 người nhiễm COVID kể từ khi dịch bùng phát hồi năm 2020.

Thủ đô Bangkok, điểm nóng về COVID-19 tại Thái Lan, đã quyết định tiến hành xét nghiệm hàng loạt trong 2 tuần tới. Việc làm này sẽ cho phép người bệnh được điều trị và không tiếp xúc với những người khác, qua đó sẽ giảm lây nhiễm và không để tình trạng của người bệnh diễn biến xấu hơn.

Kết quả xét nghiệm hàng loạt tại thủ đô Bangkok do 41 đội y, bác sỹ tiến hành từ ngày 1/8 đến ngày 10/8 cho thấy, trong số 141.516 người được kiểm tra, có 15.074 người nhiễm virus SARS CoV-2. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, có tới 69% số người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng.

Ngày 12/8, Thái lan ghi nhận kỷ lục 22.782 ca nhiễm mới COVID-19. (Ảnh: AP)
Ngày 12/8, Thái lan ghi nhận kỷ lục 22.782 ca nhiễm mới COVID-19. (Ảnh: AP)

Chính quyền thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã quyết định kéo dài thêm thời gian giới nghiêm và thực hiện một số biện pháp hành chính trên địa bàn để phòng chống lây lan dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta. Theo thông báo của chính quyền thủ đô Phnom Penh, tất cả các hoạt động nghề nghiệp, kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm cao tiếp tục tạm ngừng hoạt động thêm 14 ngày kể từ 13/8., cụ thể là trường học, karaoke, quán bar, bảo tàng, các khu nghỉ dưỡng, dịch vụ massage, các loại hình kinh doanh rượu bia, rạp chiếu phim và trung tâm thể thao... Ngoài ra, chính quyền thủ đô Phnom Penh cũng kéo dài lệnh giới nghiêm từ 22h hôm trước đến 3h sáng hôm sau thêm 1 tuần kể từ ngày 13/8.

Bộ Y tế Campuchia ngày 12/8 ra thông cáo xác nhận có thêm 455 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức thấp nhất kể từ ngày 10/6, trong đó có 81 ca nhập cảnh và 374 trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Tính đến ngày 12/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 83.839 ca mắc COVID-19, trong đó 78.431 người đã khỏi bệnh và 1.634 trường hợp tử vong (20 ca tử vong được công bố ngày 12/8).

Bộ Y tế Lào ngày 12/8 cho biết, do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh từ người lao động nhập cảnh và các ca lây nhiễm cộng đồng, Chính phủ nước này đã yêu cầu tăng cường truy vết người mắc COVID-19 để đưa đi điều trị kịp thời. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 9.363 ca, trong đó có 9 người tử vong.

Hệ thống y tế tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đang đối diện với nguy cơ quá tải trước sự gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19 mới, nhất là số bệnh nhân nặng. Số lượng bệnh nhân nhập viện vì mắc COVID-19 tại Tokyo trong ngày 11/8 là gần 3.700 ca, lập kỷ lục trong 5 ngày liên tiếp, trong đó số ca bệnh nặng cũng cao nhất từ trước đến nay với 197 trường hợp. Hiện địa phương này chỉ có gần 6.000 giường bệnh chuyên điều trị cho bệnh nhân COVID-19 và đang cố găng tăng thêm 400 giường.

Chính quyền Tokyo đã kêu gọi các cơ sở y tế tư nhân nâng cao hơn nữa năng lực tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19. Giới chuyên gia y tế đã kiến nghị chính quyền thủ đô Tokyo cần xác định việc bố trí giường bệnh điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tương tự như đối phó với tình huống thiên tai khẩn cấp nhằm đề phòng nguy cơ sụp đổ hệ thống y tế trong thời gian tới.

Nhiều quan chức Chính phủ Nhật Bản cho rằng, nước này không thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác vào cuối tháng 8 theo như kế hoạch ban đầu. Thậm chí, nhiều địa phương đang kêu gọi Chính phủ áp đặt các biện pháp quyết liệt hơn để khống chế dịch COVID-19, như yêu cầu các trung tâm thương mại lớn đóng cửa.

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Hàn Quốc có nguy cơ mất kiểm soát. Ngày 12/8, Hàn Quốc báo cáo 1.986 ca mắc mới. Hiện tổng số người nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc là trên 218.000 ca, bao gồm hơn 2.100 trường hợp thiệt mạng. Số ca nhiễm tại nước này tăng cao được cho là do nhu cầu di chuyển của người dân tăng trong dịp nghỉ hè. Các chuyên gia cảnh báo, số ca nhiễm mới hàng ngày có thể tăng lên mức 3.000 ca trừ khi Chính phủ triển khai các quy định mạnh mẽ hơn.

Nhà chức trách Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa một nhà ga của cảng biển Ninh Ba - Chu San, cảng lưu thông hàng hóa nhộn nhịp thứ 3 trên thế giới, sau khi ghi nhận một trường hợp nhân viên mắc COVID-19. Theo tuyền thông địa phương, gần 2.000 nhân viên tuyến đầu tại cảng Ninh Ba - Chu San đã được yêu cầu không rời khỏi cảng. Cảng Ninh Ba - Chu San là cảng container lớn thứ 2 của Trung Quốc về khối lượng xếp dỡ sau Thượng Hải, có khả năng xếp dỡ 10 triệu container hàng hóa.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với tốc độ lây lan như hiện nay, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu có thể vượt 300 triệu ca vào đầu năm 2022. Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, số ca mắc COVID-19 trên thế giới đã vượt quá 200 triệu trong tuần qua. Theo đó, chỉ 6 tháng, thế giới đã ghi nhận thêm 100 triệu người nhiễm. Với tốc độ lây lan hiện nay, các ca mắc COVID-19 có thể vượt mốc 300 triệu vào đầu năm 2022. WHO khẳng định, thế giới có nhiều công cụ để phòng ngừa, kiểm soát và xử lý COVID-19.

Trong lúc này, danh sách các nước, khu vực và vùng lãnh thổ ghi nhận các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 đang ngày một dài hơn, sau khi số ca nhiễm trên toàn thế giới vượt mốc 200 triệu vào tuần trước. Theo WHO, xét trên phạm vi toàn cầu, biến thể Alpha được ghi nhận tại 185 nước, vùng lãnh thổ và khu vực; biến thể Beta có mặt tại 136 nước, vùng lãnh thổ và khu vực; biến thể Gamma tại 81 nước, vùng lãnh thổ và khu vực; trong khi biến thể Delta ở 142 nước, vùng lãnh thổ và khu vực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 8 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.