Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 4/8, đã có 180.503.756 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 15.379.565 ca bệnh đang điều trị, có 15.379.565 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 92.417 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan nhanh, gây những đợt bùng phát mới tại nhiều nước và khu vực.
Trong 24 giờ qua, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 62.790.779 ca. Trong đó, 909.685 ca đã tử vong do COVID-19 và 58.618.395 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 31.767.965; 5.795.665 và 3.979.727 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong nhiều nhất là: Ấn Độ, Indonesia, Iran với số trường hợp tử vong lần lượt là 425.789; 98.889 và 91.785 ca.
Với 51.831.686 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 4/8, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.136.580 ca tử vong và 47.029.452 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 119.394 ca nhiễm và 1.276 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 6.334.195; 6.178.632 và 5.923.820 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 160.925 ca, sau khi có thêm 788 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (129.881 ca) và Italy (128.115 ca).
Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 128.302 ca nhiễm COVID-19 và 957 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 42.956.580 và 942.950 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 36.048.662 ca nhiễm và 630.493 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.861.498 và 1.433.782 ca nhiễm, cùng 241.279 và 26.607 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 58.626 ca nhiễm và 2.095 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 35.674.775 ca và 1.094.395 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 32.572 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 19.986.073 vào thời điểm hiện tại, và 1.238 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 558.597 ca.
Tính đến sáng 4/8, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 6.869.949 ca, trong đó có 173.251 ca tử vong và 5.999.560 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.470.746 ca nhiễm và 72.992 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 8.988 ca nhiễm và 555 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 642.683 và 596.775 ca nhiễm bệnh cùng 9.949 và 20.226 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 109.690 ca nhiễm (tăng 1.822 ca) và 1.566 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 8 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 223 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 34.836 ca, trong đó 925 ca tử vong (tăng 1 ca).
Trong bối cảnh số ca mắc mới có nguy cơ tăng trở lại, Anh dự kiến tiêm vaccine cho nhóm đối tượng 16-17 tuổi. Theo đó, khoảng 1,4 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi này trên toàn Vương quốc Anh dự kiến sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi chính phủ nhận được tư vấn từ các nhà khoa học.
Đức cũng khuyến cáo biện pháp phòng dịch cho những tháng tới. Bộ Y tế liên bang Đức lên kế hoạch duy trì các quy định về đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tới mùa Xuân năm 2022 nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh cũng như giữ không để hệ thống y tế Đức quá tải, nhất là vào mùa thu và mùa đông này.
Trong khi đóNgân hàng Thế giới (WB) đã phân bổ hơn 29 tỷ USD giúp Mỹ Latinh và Caribe ứng phó đại dịch. WB cho biết đây là sự hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử của thể chế tài chính đa phương này cho một cuộc khủng hoảng y tế, vốn tác động nghiêm trọng đến đời sống và kế sinh nhai của hàng triệu người tại các quốc gia thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribe./.