Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 18 năm, người dân ở thị trấn Phước Dân vẫn chưa có nước sạch

PV - 14:22, 10/12/2017

Tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), hơn 18 năm nay, người dân nơi đây vẫn chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt hằng ngày.

Được biết, Khu phố 12, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được tách ra từ khu phố 4 vào năm 1999 và hiện có trên 277 hộ với hơn 500 khẩu.

Điều đáng nói là, hệ thống điện thì được đầu tư kéo đến tận nhà dân, nhưng hệ thống nước sạch để sinh hoạt thì chưa có. Do chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt nên người dân chủ yếu sử dụng nước giếng, còn tắm giặt thì sử dụng nước của hệ thống kênh Nam, dễ phát sinh một số bệnh thường gặp như: đau mắt đỏ, viêm da dị ứng và một số bệnh về đường ruột.

Người dân khu phố 12, thị trấn Phước Dân sử dụng nước giếng cho việc ăn uống hàng ngày. Người dân khu phố 12, thị trấn Phước Dân sử dụng nước giếng cho việc ăn uống hàng ngày.

Trước khó khăn của người dân, Ban Quản lý khu phố đã nhiều lần kiến nghị chính quyền các cấp. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Phòng Kinh tế hạ tầng, Công ty cấp nước, Sở Xây dựng sớm khảo sát, có kế hoạch đầu tư hệ thống nước sạch cho người dân. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Ông Lê Văn Toàn, Trưởng Khu phố 12 thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, tỉnh đã chỉ đạo và công ty cấp nước đã đi khảo sát và lập hồ sơ thiết kế, nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng đường ống vào ngày 17/7/2017. Nhưng tới giờ, Công ty cấp nước vẫn chưa nhận được giấy cấp phép để xây dựng đường ống”.

Hoài Linh

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

Thời sự - T. Hợp - 21:37, 05/02/2025
Trong chuyến công tác tại Hà Giang, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Khai mạc Triển lãm ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang”

Tin tức - Thế Phúc - 17:58, 05/02/2025
Sáng 5/2, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang khai mạc Triển lãm 85 tác phẩm được trích trong sách ảnh “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ, nhiếp ảnh Trần Lam.
Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 17:53, 05/02/2025
Từ ngày 14/2 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh dự Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 17:45, 05/02/2025
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết), tại Tp. Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Tp. Hạ Long tổ chức Hội Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề “Chào Xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Xã Xuân Giang (Quang Bình, Hà Giang): Tưng bừng khai hội Lồng tồng và Đại hội Thể dục Thể thao

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 17:42, 05/02/2025
Ngày 5/2, tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đông đảo người dân và du khách đã nô nức tham gia Lễ hội Lồng tồng - Lễ hội Cầu mùa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, kết hợp với Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ IV. Sự kiện diễn ra trong không khí rộn ràng, đầy sắc màu văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống của địa phương.
Hạ nêu, khai ấn tân niên

Hạ nêu, khai ấn tân niên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Lễ hội Khai Hạ đậm nét văn hóa xứ Mường

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 17:15, 05/02/2025
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị

Thủ tướng chủ trì Hội nghị "dấu mốc lịch sử" của Đảng bộ Chính phủ

Thời sự - PV - 16:45, 05/02/2025
Chiều 5/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thời sự - Hương Trà - 16:41, 05/02/2025
Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Về chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 15:23, 05/02/2025
Mỗi dịp đầu Xuân, chợ Viềng lại trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân Nam Định và du khách từ khắp nơi. Phiên chợ đặc biệt này, chỉ họp một lần duy nhất vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch mang ý nghĩa “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành.
Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 14:19, 05/02/2025
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.