Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước huyện Châu Thành: Nơi đồng bào gửi gắm niềm tin

Như Tâm - Tào Đạt - 08:44, 26/08/2024

Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (SSYN) huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang không chỉ thực hiện theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, mà Hội còn nỗ lực làm tốt công tác thế sự, góp phần cùng với phật tử, Nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, tạo điều kiện cho vùng đồng bào DTTS phát triển bền vững.

Hòa thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang trao dụng cụ học tập cho các em tham gia lớp học tiếng Khmer trong dịp Hè
Hòa thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang trao dụng cụ học tập cho các em tham gia lớp học tiếng Khmer trong dịp Hè

Khẳng định vai trò trong đời sống đồng bào

Châu Thành là huyện có đông đồng bào DTTS nhất tỉnh Kiên Giang, trong đó, dân tộc Khmer chiếm tới 32,4%. Đồng bào Khmer nơi đây có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động và đa phần theo đạo Phật thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Toàn huyện Châu Thành hiện có 14 ngôi Chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 1 ngôi Tháp thờ 4 vị Hòa thượng là liệt sĩ. Theo thống kê, tổng số Sư sãi trong toàn huyện là 229 vị.

Hoà thượng Danh Lân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết SSYN tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết SSYN huyện Châu Thành chia sẻ: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 19, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, Hội Đoàn kết SSYN huyện đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Hội Đoàn kết SSYN huyện đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật”.

Hòa thượng Danh Lân

Các thành viên của Hội luôn tích cực tham gia công tác phật sự chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và công tác xây dựng chính quyền. Qua đó, tạo nên những bước phát triển mới, sức sống mới trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo. Đóng góp tích cực vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quê hương Châu Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

“Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào phật tử từng bước được nâng lên. Vào dịp rằm, 30 âm lịch hằng tháng, các chùa trên địa bàn huyện đều tổ chức thuyết pháp lồng ghép việc tuyên truyền, vận động phật tử tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trong huyện luôn được ổn định”, Hoà thượng Danh Lân cho hay.

Nghi thức dâng cơm tại chùa Thứ 5 (tỉnh Kiên Giang)
Nghi thức dâng cơm tại chùa Thứ 5 (tỉnh Kiên Giang)

Gắn phật sự với bảo tồn bản sắc văn hoá

Theo Hòa thượng Danh Lân, thời gian qua, Ban Chấp hành Hội Đoàn kết SSYN huyện luôn thực hiện đúng tôn chỉ của Đức Phật và Hiến chương Giáo hội Phật giáo. Qua đó, các hệ phái có sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thống nhất trong con đường hoằng dương chánh pháp, phổ độ chúng sanh, đúng theo tôn chỉ của Đức Phật, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, lễ hội trong Chùa đều thực hiện đúng theo nguyên tắc nghi lễ Phật giáo và phong tục cổ truyền như: Lễ Nhập hạ, Ra hạ, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ooc Om Bok, lễ Phật Đản… Việc làm này giúp bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer.

Thế hệ trẻ dân tộc Khmer huyện Châu Thành gìn giữ những điệu múa truyền thống của dân tộc
Thế hệ trẻ dân tộc Khmer huyện Châu Thành gìn giữ những điệu múa truyền thống của dân tộc

Luôn xem công tác giáo dục Chư tăng và con em đồng bào Khmer là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mọi công tác hoạt động, Ban Chấp hành Hội Đoàn kết SSYN huyện đã lập kế hoạch chỉ đạo mở lớp dạy chữ Khmer tại các chùa trên địa bàn huyện. Đồng thời, quan tâm, động viên sư sãi theo học ở các trường đại học, động viên con em đồng bào dân tộc Khmer học chữ Khmer, học phổ thông, học tại các trường trung học chuyên nghiệp, các trường Phật học để bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình...

Ông Danh Tha, Phó Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đánh giá: Hội Đoàn kết SSYN huyện Châu Thành đã phát huy truyền thống yêu nước, tập hợp đoàn kết rộng rãi trong giới chư tăng và đồng bào phật tử, đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng dân cư. Qua đó, đã tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đời sống sinh hoạt của chư tăng và đồng bào phật tử ổn định, phát triển với phương châm "Tốt đời, đẹp đạo".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Bão số 4 diễn biến rất phức tạp, có thể bão sẽ đi vào Biển Đông

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài khơi Philippines sẽ đi vào Biển Đông, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa trong đêm nay và ngày mai, dự báo có thể mạnh lên thành bão và diễn biến rất phức tạp.
“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, các đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Nhịp cầu nhân ái - Như Tâm - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trên biên giới TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, DTTS lần đầu tiên được đón một cái Tết Trung thu thật ấm áp, tràn ngập niềm vui với trống lân, đèn lồng và những bài ca.
Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Sập cầu chui dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Tin tức - L.Minh - 2 giờ trước
Một vụ sập cầu dẫn đường dân sinh - thuộc dự án thi công đường cao tốc nối với tỉnh Hà Giang, đoạn qua xã Lang Quán, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), khiến 1 người bị thương.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 16/09/2024
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 16:49, 16/09/2024
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Xã hội - Thúy Hồng - 16:47, 16/09/2024
Siêu bão Yagi đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc nước ta. Trong bão lũ, những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Đó là những người dân thức xuyên đêm gói bánh chưng, làm cơm nắm muối vừng… Hàng ngàn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến vùng lũ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…. Tinh thần tương trợ và giúp đỡ đồng bào là điều rất quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn, làm thế nào để hàng cứu trợ đến được đúng người, đúng đối tượng lại là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 16:36, 16/09/2024
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.
Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Xã hội - Hương Trà - 16:33, 16/09/2024
Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần khẩn trương rà soát, bố trí, di dời người dân vùng khu vực miền núi có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới.