Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường gần 80 tỷ đồng

Mỹ Dung - 11:37, 04/10/2023

Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư gần 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.

Người dân nơm nớp lo sợ mỗi khi có việc đi qua tuyến đường này
Người dân nơm nớp lo sợ mỗi khi có việc đi qua tuyến đường này

Hiểm nguy luôn rình rập

Xã Thượng Yên Công, với hơn 1.400 hộ dân gồm 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào DTTS chiếm trên 57,8% dân số (chủ yếu là dân tộc Dao). Trên địa bàn xã có Di tích danh thắng Yên Tử là di tích đặc biệt cấp Quốc gia và rừng Quốc gia Yên Tử, là Trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Uông Bí. Hàng năm, nơi đây có hàng triệu lượt người dân, du khách đến lễ phật, tham quan, du lịch.

Nằm ngay trên địa bàn xã, với chiều dài gần 10 cây số, tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công từ nhiều năm nay là tuyến giao thông  cho người dân, du khách hành hương về chùa Ba Vàng kết nối vào Yên Tử. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, mỗi khi có mưa lớn, đoạn đường dài hàng trăm mét với bờ taluy cao hàng chục mét trên tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng sạt, lở, đất đá đổ xuống đường từng mảng to, cục nhỏ gây mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.

Đất đá đổ xuống đường từng mảng to, cục lớn
Đất đá đổ xuống đường từng mảng to, cục lớn

Chị Trương Thị Hương Giang, một người dân tại thôn Nam Mẫu 1 chia sẻ: “Tôi thì khi nào có việc mới đi qua tuyến đường ấy. Nói thật mỗi khi có mưa lớn, bà con trong thôn, trong xã khi đi qua đó đều rất lo lắng bị núi lở, đá đè. Trời tạnh ráo còn sợ, chứ mưa bão càng khiếp!”.

Tuyến đường Khe Giang - Thượng Yên Công sạt lở cả hai bên đường
Tuyến đường Khe Giang - Thượng Yên Công sạt lở cả hai bên đường

Đặc biệt, tại khu vực này, có hệ thống cột điện khá dày. Do đất, đá bị sạt, lở sau các trận mưa lớn, nên chân một số cột điện đã trở lên chênh vênh bên bờ vực. Nếu không có biện pháp xử lý sớm nhiều cột điện có thể bị kéo sập xuống tuyến đường….Hệ thống rãnh thoát nước thì bị đất, đá vùi kín, khiến nước và bùn tràn ra đường lênh láng.

Anh Trương Văn Nam, thôn Nam Mẫu 1 cho biết: “Bà con đã kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp, khắc phục tình trạng sạt, lở để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản. Thế nhưng, nhiều năm nay rồi, chưa thấy triển khai, nên mỗi khi có mưa lớn, rất ít người dám liều lĩnh đi qua tuyến đường này…”.

Chậm trễ khắc phục

Nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông kết nối vùng trung tâm với xã đồng bào DTTS và miền núi, tháng 5/2018, chính quyền địa phương đã triển khai thi công tuyến Khe Giang – Thượng Yên Công, với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng từ 5/2020.

Trên thực tế, tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công không chỉ đáp ứng được như cầu đi lại của người dân địa phương, kết nối các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn TP Uông Bí, mà còn tạo thuận lợi cho các phương tiện vận tải rác vào nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại Khe Giang.

Vậy mà, đã từ nhiều năm nay, mỗi khi có mưa lớn, trên tuyến đường lại xuất hiện vị trí sạt, lở rất nguy hiểm cho người, phương tiện lưu thông… Điển hình như sau trận mưa ngày 26 và 27/9 vừa qua, tại đây đã xảy ra diểm sạt, lở hàng trăm mét khối đất đá, gây ách tắc cục bố toàn tuyến.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Tuấn Vinh, Phó Chủ tịch UBND Thượng Yên Công cho biết, mỗi khi xảy ra sự cố trên tuyến đường, chính quyền địa phương đã bố trí đặt biển cảnh báo nguy hiểm và trực 24/24 để xử lý kịp thời khi có tình huống xấu…

“Trước kiến nghị của cử tri và Nhân dân, cuối năm 2022, UBND TP. Uông Bí đã bố trí nguồn vốn 11 tỷ đồng để khắc phục tình trạng sạt, trượt trên tuyến đường và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay việc thi công vẫn chưa thực hiện được.Trước mắt, chính quyền vẫn phải xử lý tạm thời việc xúc, dọn đất, đá mỗi khi có sạt, lở…”, ông Vinh nhấn mạnh.

Hi vọng rằng, chính quyền và các cơ quan chức năng nhanh chóng có phương án để xử lý kịp thời khắc phục tình trạng sạt lở tuyến đường Khe Giang, đảm bảo an toàn cho người dân địa phương và khách du lịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.