Trong 2 ngày (29 - 30/8), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2024, cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện thuộc vùng biên giáp với nước bạn Lào, những năm qua, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, mới nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, các huyện miền núi, biên giới Thanh Hóa đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân, gớp phần ổn định an ninh trật tự và phát triển khu vực miền núi, biên giới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Chi Lăng đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đến với cộng đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); huyện Chi Lăng đang tích cực triển khai nội dung số 3, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về “Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi”, để đồng bào DTTS được thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trước pháp luật.
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm của bản thân, những thông tin kiến thức pháp luật nắm bắt được qua các cuộc bồi dưỡng, hội nghị tập huấn..., đội ngũ Người có uy tín huyện Chi Lăng đã và đang làm tốt vai trò, là những tuyên truyền viên đưa pháp luật đến với người dân. Nhờ đó, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo an ninh trật tư ở cơ sở.
Những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Chi Lăng được duy trì ổn định, phạm pháp hình sự được kiềm chế so với thời gian trước. Một trong những yếu tố làm nên kết quả này, là địa phương đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện hiệu quả các mô hình phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.
Trong 3 ngày 23 - 25/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên. Dự Hội nghị có 250 đại biểu là công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã; Người có uy tín; các chức sắc, chức việc tôn giáo; tuyên truyền viên pháp luật; hòa giải viên ở cơ sở... của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng.
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023 - 2025 (Kế hoạch).
Trong 10 năm qua, việc triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Ngày Pháp luật Việt Nam, tại tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, cũng như ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
23:17, 29/09/2023 Ngày 29/9, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học dự bị dân tộc Sầm Sơn tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho 500 cán bộ giảng viên, công nhân viên và các tân sinh viên khóa 21 mới nhập học tại trường.
Nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, thời gian qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động đồng bào DTTS, qua đó, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu dẫn đến phát sinh hành vi vi phạm pháp luật, người dân an tâm phát triển sản xuất, đoàn kết xây dựng thôn, bản ngày càng phát triển.
Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022, tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã luôn chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú phù hợp từng dân tộc, từng địa phương.
Sáng 20/9, tại huyện Đức Trọng, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng năm 2022.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự cần thiết phải quan tâm đúng mức đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Công an huyện Chư Sê vừa phối hợp với Trường THCS Lý Tự Trọng (xã H’Bông) cùng Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ (xã Bờ Ngoong) tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, an ninh học đường cho hơn 800 học sinh, cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022. Hội nghị được tổ chức tại huyện Xuyên Mộc.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và những mô hình sáng tạo, công tác tuyên truyền, vận động và PBGDPL đã góp phần giúp cán bộ và Nhân dân tiếp cận dễ dàng với các nội dung pháp luật hiện hành.
Với hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng địa phương, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân ở 13 xã biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 – 2021 (ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định: “Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng” .`Trên tinh thần đó, nhiều địa phương có các giải pháp linh hoạt, phù hợp với đặc thù địa phương để phát huy hiệu quả.