Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ trận địa “vùng xanh”

Nguyễn Thanh - 17:57, 30/08/2021

"Vùng xanh" là từ khóa mới được nhắc nhiều hơn trong đợt dịch bệnh thứ tư để chỉ về một vùng đang còn an toàn. Trên bản đồ Covid-19 rực đỏ, những gam màu xanh ấy, là sắc màu mang tới niềm tin và hi vọng...

Công an Hà Tĩnh siết chặt các quy định để giữ vùng xanh an toàn
Công an Hà Tĩnh siết chặt các quy định để giữ vùng xanh an toàn

 “Vùng xanh” giữa tâm dịch

Hà Tĩnh là một trong những địa phương đang an toàn với dịch bệnh. Chỉ trừ một số đơn vị đang thực hiện Chỉ thị 16, thì hầu hết người Hà Tĩnh vẫn được tự do đi lại, các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. 

Trong khi đó, láng giềng Nghệ An và rất nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đã phải thực hiện Chỉ thị 16, vì dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người dân phải ở tại nhà. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh ngưng trệ. 

Trên bản đồ rực đỏ Covid-19, những gam màu xanh như tỉnh Hà Tĩnh, dường như đã là sắc màu mang tới niềm tin và hi vọng. Nhiều người đã gọi “vùng xanh” là những chiến khu giữa tâm dịch. 

Quả không sai. Những chiến khu giữa tâm dịch hôm nay, tựa hồ như chiến khu giữa thời chiến năm xưa. Nơi ấy, người dân được đi lại theo một quy định nhất định. Nơi ấy, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.

Để gìn giữ “vùng xanh”, Hà Tĩnh đã có một loạt các biện pháp, giải pháp nghiêm ngặt. Ví dụ như, người và phương tiện ngoại tỉnh vào địa bàn (trừ những người đi qua không lưu trú), phải có giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm PCR âm tính tối đa 48 tiếng. Đặc biệt, người dân khu vực phía Nam tự về bằng xe máy sẽ không được đi qua địa bàn tỉnh, ngoại trừ đi bằng phương tiện trung chuyển do tỉnh bố trí. 

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Yêu cầu các huyện, thành phố chỉ đạo các xã thiết lập các chốt để kiểm soát chặt chẽ người vào địa bàn, theo phương châm bảo vệ vùng xanh “xã bảo vệ xã, huyện bảo vệ huyện, tỉnh bảo vệ tỉnh”; kiểm soát chặt chẽ người đi, đến thực hiện khai báo y tế.

Trong đợt dịch thứ tư bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đều nhấn mạnh, phải thực hiện rất quyết liệt cả 2 mũi; là truy vết, khoanh vùng những điểm, ổ dịch nóng và phải giữ bằng được những vùng còn an toàn. Qua các buổi làm việc trực tiếp với các tỉnh, thành phía Nam vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã lưu ý các địa phương về vấn đề này. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Bây giờ, nơi nào còn xanh, chúng ta phải giữ cho chắc”.

Trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, tùy vào đặc thù cụ thể, từng địa phương triển khai nhiều cách làm, giải pháp quyết liệt để mở rộng “vùng xanh”, với phương châm củng cố, phát triển ngay từ cơ sở, địa bàn dân cư và trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Nhìn từ tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, thành phố đã nỗ lực thiết lập và mở rộng nhiều vùng xanh trên bản đồ, dần thu hẹp vùng đỏ. Phong trào “Mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19” ở TP. Hồ Chí Minh được chia làm 3 nhóm: Khu phố - ấp; phường - xã - thị trấn; TP. Thủ Ðức và các quận, huyện. 

Mục tiêu phong trào, là kéo giảm số F0 phát sinh trong cộng đồng hằng ngày, trên từng địa bàn để giảm cấp độ màu, tùy theo từng địa phương nhằm xanh hóa toàn Bản đồ Covid-19 của Thành phố trong thời gian tới. Để giữ được “vùng xanh”, TP. Hồ Chí Minh đã quy định về điều kiện phòng, chống dịch mức cao nhất gắn với việc kiểm soát theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”.

Tại Bình Dương, địa phương đang có tình hình dịch bệnh khá phức tạp, cũng đang nỗ lực gìn giữ những “vùng xanh” như Phú Giáo, Dầu Tiếng. Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, tỉnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần làm chặt, làm tới đâu chắc tới đó. Tăng cường kiểm soát “vùng xanh”, khóa chặt “vùng đỏ”, kể cả “vùng vàng” có lõi đỏ cũng cần khóa chặt không cho người “vùng đỏ”, “vùng vàng” đến “vùng xanh” và ngược lại.

Việc thiết lập và bảo vệ các “vùng xanh”, giờ đây đã được các tỉnh, thành trong cả nước áp dụng. Với sự quyết tâm, quyết liệt, đồng bộ chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều “vùng xanh” bền vững, và nó không ngừng được mở rộng mỗi ngày, để hình thành một “vành đai xanh” vững chắc, tiến tới xanh hóa toàn bộ bản đồ Covid-19.

Chìa khóa đánh dịch

Nhằm thực hiện mục tiêu sớm kiểm soát dịch bệnh, các địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, mở rộng “vùng xanh”. Đó là hậu phương vững chắc chi viện, tiến công thu hẹp “vùng đỏ”, là chìa khóa quan trọng để chiến thắng dịch bệnh. 

Tổ công tác phòng chống dịch của thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) bám sát địa bàn để giám sát chặt chẽ trường hợp cách ly tại nhà
Tổ công tác phòng chống dịch của thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) bám sát địa bàn để giám sát chặt chẽ trường hợp cách ly tại nhà

Xây dựng vùng xanh trong cuộc chiến chống Covid-19, đang là giải pháp nhằm giảm mức độ từ vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) thành vùng nguy cơ cao (vùng cam), vùng nguy cơ (vùng vàng) và tiến tới trở thành địa bàn an toàn - vùng xanh.

Từ thực tiễn chống dịch, bảo vệ “vùng xanh” ở cấp độ “tế bào” - tổ dân phố, ngõ, xóm đang được xem là “vaccine cộng đồng”, mũi giáp công hiệu quả trong chiến lược chuyển hướng từ phòng ngự sang phản công vào virut Sars-Cov-2. Chính ý thức tự bảo vệ và sự đồng tâm nhất trí của cộng đồng tạo lá chắn tốt trước dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, như lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

Nhiều ý kiến đánh giá, mô hình “vùng xanh” cũng như việc phân vùng xanh, đỏ, vàng để có cách thức chống dịch phù hợp, là một cách tiếp cận mới so với trước, để chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra, nhất là khi biến thể delta có hệ số lây nhiễm R0 rất cao.

Hiệu quả cao nhất mà mô hình này mang lại, chính là ý thức tự giác của người dân được nâng cao hơn, phát huy sức mạnh cộng đồng. Từ việc tự đứng ra lập các chốt kiểm soát, cùng tham gia vào công tác chốt chặn, mỗi người dân sẽ tự ý thức được đây là việc làm đang bảo vệ sự an toàn cho chính gia đình mình và cho cộng đồng.

Có thể nói, bảo vệ và giữ được “vùng xanh” sẽ là chìa khóa chống dịch thành công, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...
Tin nổi bật trang chủ
Đưa quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga tiếp tục vững bước trên con đường phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga tiếp tục vững bước trên con đường phát triển

Chiều 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến sân bay quốc tế Vnukovo, Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.
Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024.
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Xã hội - Mỹ Dung - CTV - 22:37, 08/09/2024
Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...
Phó Thủ tướng Thường trực kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Nam Định và Thái Bình

Phó Thủ tướng Thường trực kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Nam Định và Thái Bình

Thời sự - PV - 21:45, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đi kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Yên Bái

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đi kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Yên Bái

Thời sự - PV - 21:45, 08/09/2024
Làm việc với UBND tỉnh Yên Bái chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu tỉnh Yên Bái xác định cơn bão số 3 đi qua nhưng hoàn lưu của bão tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì vậy, tỉnh phải tiếp tục chủ động xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ ống, lũ quét,… do hoàn lưu bão gây ra.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Thời sự - PV - 20:55, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 tại tỉnh Hải Dương, một trong những địa phương mà tâm bão quét qua.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 20:50, 08/09/2024
Chiều tối ngày 8/9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 19:03, 08/09/2024
Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh.
Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Thời sự - Quỳnh Trâm - 18:10, 08/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tuyến Quốc lộ 15C nối huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) về xuôi tiếp tục sạt lở, sụt lún, nứt toác nhiều nơi, gây nguy hiểm cho giao thông qua lại.
Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Thời sự - Trọng Bảo - 18:02, 08/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

Thời sự - PV - 17:35, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình và làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.