Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Đa dạng hình thức tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hà Nguyễn - 19:00, 14/09/2021

Một trong những nguyên nhân gây nghèo, giảm chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT). Trước những hệ lụy do TH&HNCHT để lại, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp để góp phần giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi trong hôn nhân là giải pháp quan trọng để giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT. (Ảnh minh họa, chụp trước 29/4/2021)
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi trong hôn nhân là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT. (Ảnh minh họa, chụp trước 29/4/2021)

Tỷ lệ tảo hôn vẫn ở mức cao

Huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai có đến 90% là đồng bào DTTS sinh sống. Những năm qua, địa phương ghi nhận nhiều trường hợp tảo hôn, có những em mới chỉ 14,15 tuổi đã kết hôn.

Từ khi gia đình Puih L (15 tuổi) ở xã Pờ Tó, huyện Ia Pa làm lễ về nhà mới cho chú rể, cô dâu, cũng là lúc không ai còn nhận ra cô học trò nhỏ nhắn, hồn nhiên như ngày nào. Gương mặt Puih L trông già dặn, rám nắng vì vất vả, cuộc sống sau khi lấy chồng không được như ý muốn. “Em không muốn lấy chồng sớm cho khổ nhưng số phận đã định rồi nên phải chịu thôi”, Puih L buồn rầu nói.

Puih L chỉ là một trong nhiều trường hợp tảo hôn ở Huyện Ia Pa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Cuộc sống sau khi tảo hôn đã để lại những hệ lụy mà chính các em cũng không ngờ tới. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong giai đoạn 2015-2020, mặc dù số trường hợp TH&HNCHT giảm qua hàng năm nhưng còn thấp. Cụ thể, năm 2015, tỉnh Gia Lai có 1.132 cặp tảo hôn, năm 2016 là 1.355 cặp; đến năm 2020, trong tổng số hơn 8.600 cặp kết hôn có 869 cặp tảo hôn, chiếm 10%. Như vậy, trong 5 năm thực hiện Đề án, tỉnh Gia Lai mới chỉ giảm được 0.34% tỷ lệ tảo hôn trong vùng DTTS.

Trước thực trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS vẫn tiếp diễn, thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Gia Lai đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 quyết tâm phấn đấu giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống; Đến năm 2025 phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS.

Xác định mũi nhọn tuyên truyền để đẩy lùi vấn nạn

Để thực hiện được mục tiêu đó, chính quyền các cấp, đoàn thể xác định tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi trong hôn nhân là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu TH&HNCHT.

Một trong những điểm nhấn trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền là việc thành lập các Câu lạc bộ (CLB). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thành lập nhiều CLB tại 190/220 xã, thị trấn thuộc 17 huyện, thị, thành phố như: CLB "Chi hội phụ nữ không có chồng, con em mắc tệ nạn xã hội và phạm tội, không bạo lực gia đình"; CLB "Phòng, chống tội phạm"; CLB "Phụ nữ với pháp luật"... với trên 10.000 thành viên tham gia; hơn 90 CLB "Nói không với TH&HNCHT" hơn 2.600 thành viên tham gia.

Theo chương trình hoạt động, các thành viên trong CLB thường xuyên đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động người dân. Đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc lồng ghép vào những buổi họp làng để tuyên truyền và tư vấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình...cùng với thông điệp “Không kết hôn sớm, không lấy nhau trong cùng dòng họ”. Tổ chức liên hoan tuyên truyền viên giỏi nuôi dạy con tốt; hội thảo "Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên"...

Các hoạt động do các cấp Hội triển khai được hội viên, phụ nữ hưởng ứng, nhiều địa phương đã có sáng kiến trong việc đưa nội dung "Nói không với tảo hôn" vào hương ước, quy ước của thôn làng để góp phần hạn chế tảo hôn tại địa phương.

Ngoài ra, Hội Phụ nữ cũng phối hợp với Đoàn Thanh niên, ngành Tư pháp, Công an mở các lớp truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật…với hàng chục ngàn lượt cán bộ hội viên, phụ nữ tham gia.

Theo Kế hoạch số 492/KH-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025", trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ cùng các cấp, ngành địa phương thực hiện nhiều  giải pháp như: Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về TH&HNCHT; Biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống TH&HNCHT bằng tiếng Việt, tiếng Bahnar và tiếng Jrai.

Đồng thời xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT”; Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật…Phấn đấu thực hiện được mục tiêu đề ra là đến năm 2025 ngăn chặn, hạn chế tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 9 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 9 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 11 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khi điện về vùng biên

Khi điện về vùng biên

Chuyên đề - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo thêm động lực và khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở các bản làng miền biên viễn thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 13 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 13 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 13 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão Koinu cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.