Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Cần xử lý nghiêm minh việc thuê đất ruộng của đồng bào DTTS để khai thác khoáng sản trái phép

Gia Hân - 08:35, 21/07/2023

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số hộ dân, ông Nguyễn Văn Tiến và bà Lê Thị Lanh Ở thôn Kram, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã thuê lại ruộng của 27 hộ đồng bào DTTS Gia Rai trên địa bàn xã Ia Yeng và xã Ia Piar để cải tạo đất. Tuy nhiên, đáng nói là, ông Tiến đã tiếp tục cho người khác thuê lại những ruộng này để khai thác khoáng sản trái phép.

Người dân làm đơn kêu cứu khẩn cấp lên cơ quan chức năng về việc ông Tiến cho thuê đất múc cát trái pháp luật , gây mất đất màu khiến họ không thể canh tác
Người dân làm đơn kêu cứu khẩn cấp lên cơ quan chức năng về việc ông Tiến cho thuê đất múc cát trái pháp luật, gây mất đất màu khiến họ không thể canh tác

Nguy cơ đất ruộng thành ao

Theo lời kể của người dân tại xã Ia Yeng, trước đó, ông Nguyễn Văn Tiến đem máy móc tới cánh đồng Ia Vinh, thôn Plei Kte Nhỏ, xã Ia Yeng để san lấp, cải tạo làm bằng phẳng đất canh tác của bà con. Ông Tiến đã nói với bà con có đất canh tác tại đó rằng, việc san lấp ruộng để tạo mặt bằng, đường đi thuận lợi, giúp bà con trồng lúa 2 vụ, nâng cao năng suất, thu nhập.

Sau khi thuê được hơn 33 ha đất nông nghiệp của các hộ đồng bào DTTS Gia Rai, tháng 8/2020, ông Tiến đã cho bà Hoàng Thị Sáu, trú Tp. Pleiku thuê lại để khai thác đất, cát chở đi nơi khác với số tiền 3 tỷ đồng. 

Nhận được thông tin trên, chính quyền huyện Phú Thiện đã chỉ đạo UBND xã Ia Yeng kịp thời ngăn chặn, bảo vệ diện tích trồng lúa, hoa màu của người dân trên địa bàn.

Về phía người dân, họ đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp lên cơ quan chức năng về việc ông Tiến cho thuê đất múc cát trái pháp luật và lừa dối người dân là san lấp. Việc làm này sẽ khiến cho ruộng bị thấp sâu, ngập nước sâu và làm mất đất màu sau này người dân không thể canh tác.

Đơn kêu cứu khẩn cấp của 27 hộ đồng bào DTTS Gia Rai tại xã Ia Yeng và Ia Piar, huyện Phú Thiện
Đơn kêu cứu khẩn cấp của 27 hộ đồng bào DTTS Gia Rai tại xã Ia Yeng và Ia Piar, huyện Phú Thiện

Ông Rơ Mah Thu, làng Plei Ktel Nhỏ, kể: Ông Tiến bảo san đất bằng cho mình để không phải trồng mì (sắn), bắp mà trồng lúa 2 vụ có tiền hơn. Giờ không có tiền trả tiền san đất, thì làm hợp đồng cho thuê 4 sào trong 5 năm để trừ vào số tiền san gạt đất. Mình không đồng ý, không cho nó ủi, nhưng bị ông Tiến nói sẽ không cho đi vào đường đã làm. 

"Bản thân mình không muốn cho thuê, giờ không có đất thì mình lại phải đi làm thuê. Biết tin ông Tiến cho người khác vào múc đất, cát trong ruộng mình đi chỗ khác, mình bức xúc lắm và không được múc đất đi chỗ khác, để đất cát lại sau này còn canh tác nữa.".

Chị Siu H’Phương, người cùng làng Plei Ktel Nhỏ cũng lo lắng: Nếu cho người múc đất, cát đi ruộng sẽ biến thành ao, nước ngập hết ruộng, chúng tôi không thể canh tác trên đất được. Giờ chúng tôi còn đang khó khăn, thiếu đất sản xuất thì không thể cho múc đất, cát đi được.

Tương tự, ông Nay Vinh, làng Plei Gok, xã Ia Piar, cho hay: Đất của mình cho ông Tiến thuê tới 8 sào. Ông Tiến nói làm xong kênh mương và quản lý hết. Trong 5 năm ông Tiến làm trên đất ruộng của tôi sẽ lấy đủ tiền đã đầu tư. Ban đầu dân làng không cho, nhưng ông Tiến đến thuyết phục, chúng tôi đồng ý cho ông Tiến thuê đất làm lúa chứ không phải để khai thác, múc đất, cát đi chỗ khác. Giờ mình chỉ mong lấy lại đất của cha ông đã để lại cho con cháu làm ăn.

Cho thuê đất để khai thác cát trái phép?

Liên quan đến sự việc trên, bà Hoàng Thị Sáu, người thuê đất của ông Tiến cho biết: Tháng 8/2020, qua lời giới thiệu tại xã Ia Yeng có vị trí được khai thác cát thuận lợi, trữ lượng cát lớn nên bà đã tìm đến ông Nguyễn Văn Tiến, bà Lê Thị Lanh để thuê đất, khai thác cát đưa đi nơi khác. 

Nghĩ rằng, mọi việc đều đúng với lời nói của Tiến, ngày 27/8/2020, chúng tôi gồm: Hoàng Thị Sáu, Trần Hoài Nam, Trần Ngọc Lam (là bên B) có ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với bên A là: ông Nguyễn Văn Tiến và bà Lê Thị Lanh, với diện tích 33,2ha, thời hạn 40 tháng (từ 9/2020 đến 12/2023) để khai thác đất, cát tại cánh đồng Ia Vinh do ông Tiến và bà Lanh làm chủ sở hữu. Số tiền hợp đồng được bên B giao cho bên A là 3 tỷ đồng.

 27 hộ đồng bào DTTS cho ông Tiến thuê đất tại cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện
27 hộ đồng bào DTTS cho ông Tiến thuê đất tại cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện

Trong bản hợp đồng cũng nêu rõ, đất bên B thuê sử dụng không phải đất rừng, đất nhà nước, quốc phòng, đất dự án quy hoạch… Nếu trong quá trình cho thuê, có phát sinh tranh chấp dẫn đến buộc bên B phải dừng sử dụng hợp pháp, thì bên A phải trả lại toàn bộ số tiền cho bên B và chịu mọi tổn thất mà bên B bị thiệt hại.

Hợp đồng được xác lập giữa 2 bên, tuy nhiên khi bà Sáu dự kiến đưa thiết bị máy móc đến địa bàn để thực hiện việc đào đất, khai thác cát, thì được chính quyền thông báo nghiêm cấm mọi hành vi san ủi, khai thác khoáng sản tại cánh đồng Ia Vinh.

“Khi hiểu rõ sự việc và biết mình bị lừa để chiếm đoạt tài sản. Tôi đã đề nghị ông Tiến, bà Lanh trả lại số tiền đã nhận, nhưng họ không đồng ý mà khẳng định rằng vẫn khai thác cát được. Trong suốt thời gian qua tôi làm đơn khắp nơi để bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm”, bà Sáu phản hồi.

Nhận thấy tiền mất mà không được khai thác, bà Hoàng Thị Sáu đã làm đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Tiến và bà Lê Thị Lanh, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bản thân là 3 tỷ đồng. Kết quả điều tra bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã thông báo Quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, theo bà Sáu, đến nay đã gần 10 tháng nhưng không hiểu vì lý do nào đối tượng lừa đảo vẫn nhởn nhơ, không khắc phục hậu quả và chưa bị pháp luật xử lý.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai thông báo Quyết định khởi tố vụ án
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai thông báo Quyết định khởi tố vụ án

Mới đây, ngày 17/7, UBND xã Ia Yeng đã mời các bên làm việc liên quan trong đơn kiến nghị của bà Hoàng Thị Sáu. Mặc dù, lãnh đạo UBND xã đã nhiều lần liên hệ nhưng ông Nguyễn Văn Tiến không có mặt. Trong biên bản làm việc có ghi rõ, bản chất hợp đồng cho thuê đất là khai thác cát trái phép. Vì vậy, UBND xã không đồng ý bàn giao đất để bà Sáu được phép đào múc đất, cát và san lấp, vận chuyện đi nơi khác cũng như cải tạo đất và mở đường theo hợp đồng đã thoả thuận với ông Tiến.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ia Yeng, cho biết: “Khi xảy ra tranh chấp giữa bà Sáu và ông Tiến, UBND xã đã xác minh nguồn gốc, mời các hộ lên giải quyết. Trong thời gian ông Tiến thuê đất, không được khai thác, sử dụng vào mục đích khác mà chỉ được trồng lúa, bắp, mì. UBND xã luôn khuyến cáo người dân không nên bán đất, cho thuê đất nông nghiệp. Vì có đất nông nghiệp mới có đất để sản xuất”.

Việc đi thuê đất ruộng của người dân, rồi tự ý cho người khác thuê để khai thác đất cát trên địa bàn xã Ia Yeng phần nào được sáng tỏ, người mất tiền cũng đã nhận ra sự thiếu hiểu biết. Nhưng người cho thuê đất trái quy định, lấy đi số tiền lớn của người khác cần sớm được Cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai điều tra, có biện pháp xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và cảnh báo người dân đề phòng, tránh xảy ra trường hợp tương tự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 phút trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 4 phút trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 7 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 8 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 13 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 21 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.