Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan đến ẩm thực. Thế nên, đây chính là cơ hội để mỗi địa phương, vùng miền tạo ra ấn tượng về ẩm thực dân tộc trong lòng du khách.
Du lịch cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng đều bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Để đưa du lịch hoạt động quay trở lại, tỉnh Lai Châu đã ban hành gói kích cầu du lịch lần 2, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm du lịch.
Những năm qua, du lịch huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã và đang thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Với nhiều cảnh đẹp về thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, đã tạo nên những lợi thế để huyện Lâm Bình phát triển kinh tế từ khai thác du lịch.
Du lịch hang động là một lĩnh vực mới mẻ, nhưng đầy triển vọng ở Việt Nam. Hiện nay, ngoài những hang động nổi tiếng đã được công nhận là di sản ở các cấp đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khám phá, thăm quan thì du lịch hang động cũng đang được nhiều địa phương quan tâm khai thác, bước đầu đạt được kết quả nhất định.
Bá Thước là 1 trong 7 huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Một trong những định hướng kinh tế mũi nhọn của huyện Bá Thước là phát triển du lịch, trọng tâm là mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung hạ tầng du lịch vẫn chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho du khách, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Từ cuối năm 2016, loại hình du lịch cộng đồng nghỉ tại nhà dân (Homestay) phát triển và để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách khi đặt chân đến huyện vùng cao Lâm Bình, Na Hang (Tuyên Quang). Tại đây, du khách được khám phá, trải nghiệm và được người dân địa phương phục vụ, tiếp đón chu đáo.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống, với khoảng 5.200 hộ, 11.200 lao động. Tổng thu nhập hằng năm của các làng nghề trên 100 tỷ đồng, với các nghề: Chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…
Ấn tượng về Măng Đen luôn sâu đậm trong mỗi chuyến đi. Nhưng lần này không phải về một Măng Đen với những nốt trầm buồn, mà là một thị trấn chính thức nơi đỉnh đèo, đang dần sáng lên những màu sắc của phố thị.
Du lịch -
Song Vy -
21:23, 14/07/2020 Huyện Long Hồ (Vĩnh Long) được xem là xứ sở của cây ăn trái miền Tây, với rất nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao. Với lợi thế này, huyện đã có chủ trương phát triển tiềm năng du lịch gắn liền với đặc sản của các xã cù lao, nhằm tạo sinh kế cho người dân.
Xã Mông Ân, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) có 95% dân số là đồng bào dân tộc Tày trên tổng dân số toàn xã. Với nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc cùng với cảnh quan thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp, xã Mông Ân có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Kinh tế -
Nghĩa Hiệp -
11:14, 10/06/2020 Thực hiện Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), Hà Nội sẽ xây dựng một Trung tâm sáng tạo và thiết kế, giới thiệu các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Đây là định hướng chiến lược để các sản phẩm OCOP của Hà Nội không ngừng gia tăng giá trị, từ đó bước vào “sân chơi” toàn cầu.
Tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) nơi tập trung sinh sống của 100% đồng bào dân tộc Mông, con trâu, mảnh ruộng, đồi ngô là những “cần câu cơm” quan trọng đối với người dân. Nhưng đối với Giàng A Phỏng, việc bán đi chính chiếc “cần câu” duy nhất của gia đình để làm du lịch, đã giúp anh mở ra hướng đi mới cho quê hương Bản Mù.
Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng du lịch lớn, với nguồn tài nguyên du lịch biển, rừng, tâm linh, cùng nhiều khu vui chơi giải trí được đầu tư… Bằng các hình thức liên kết, giảm giá dịch vụ nhưng không giảm chất lượng, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tái khởi động và đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cùng với tháp Chăm, Bình Ðịnh còn lưu giữ nhiều hiện vật điêu khắc, phù điêu, lò gốm... từ thời Champa. Trong đó, một số hiện vật đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Việc phát huy giá trị hệ thống hiện vật này không chỉ thể hiện tinh thần trân trọng di sản mà còn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để phục hồi ngành Du lịch. Một giải pháp bền vững được các địa phương chú trọng thực hiện là, phát triển bền vững ngành Du lịch với tôn chỉ: Điểm đến an toàn, thân thiện và chất lượng.
Không thể phủ nhận, trong những năm qua, thông qua điện ảnh dưới nhiều hình thức như phim ngắn quảng bá, phim truyền hình, phim truyện… đã góp phần quan trọng, tích cực cho du lịch Việt Nam phát triển. Nhiều điểm thăm quan được khai thác, lượng khách du lịch đến ngày một đông… đó chính là hiệu ứng tích cực cho câu chuyện truyền thông thông qua điện ảnh.
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, giáp với tỉnh Đăk Lăk, Sông Hinh là nơi sinh sống của cộng đồng 4 dân tộc thiểu số gồm: Ê-đê, Ba Na, Jrai và Chăm H’roi, trong đó dân tộc Ê-đê sống chủ yếu ở buôn Lê Diêm- cái nôi của những lễ hội cộng đồng.
Năm 2019 đang dần khép với nhiều sự kiện trọng đại. Sau đây, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin bình chọn 10 sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch nổi bật của đất nước trong năm qua.
Phát triển du lịch nông thôn là giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững. Ngược lại, NTM là nền tảng hỗ trợ phát triển đa dạng, chất lượng, ổn định điểm đến. Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu, là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng NTM bền vững.
Bắc Giang là vùng đất Kinh Bắc xưa, là nơi lưu giữ những dấu ấn truyền thống, đậm nét, cùng với sự đa dạng văn hóa các dân tộc có thể xem là trở thành “mỏ vàng” để phát triển du lịch.