Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng Luông nay vắng tiếng khèn

PV - 11:01, 20/03/2019

Khèn, sáo, kèn lá và đàn môi của đồng bào Mông vốn là những nhạc cụ hết sức độc đáo và riêng có. Mỗi độ Tết đến Xuân về, những thanh âm của núi rừng ấy lại cất lên hân hoan tình tứ. Vậy nhưng, đồng bào Mông ở Đồng Luông, xã Quảng Chu của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chẳng biết vì đâu lại bỗng quay lưng với chính những đặc sắc văn hóa của dân tộc mình.

Mùa xuân, Đồng Luông rộn ràng bước chân du khách nhưng vắng tiếng khèn Mông - Ảnh Ngô Đức Mích Mùa xuân, Đồng Luông rộn ràng bước chân du khách nhưng vắng tiếng khèn Mông - Ảnh Ngô Đức Mích

Trở lại Đồng Luông lần này chúng tôi thực sự thấy có nhiều đổi khác, nhà cửa khang trang hơn, người Đồng Luông khuôn mặt ai cũng rạng ngời háo hức. Cách đây chừng dăm bảy năm, từ trung tâm xã lên bản chỉ chừng 2km mà mướt mát mồ hôi, sấp mặt lưng dốc, chân bấm xuống bùn cốt sao cho khỏi ngã mà con dốc cứ hun hút mãi chẳng tới nơi. Giờ Quốc lộ 3B đã cắt qua bản, thung lũng ngô ngày nào nay đã trồng bạt ngàn hoa, người Đồng Luông cũng tranh thủ làm du lịch kiếm đồng ra đồng vào. Vậy nhưng, bên cạnh những tâm tình rất đỗi hân hoan ấy, thì vẫn còn đó một nỗi buồn trĩu nặng, ấy là chẳng biết từ khi nào đồng bào Mông ở Đồng Luông này lại quay lưng với chính những nhạc cụ truyền thống đã làm nên “thương hiệu” đặc sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ông Dương Văn Hờ, một cư dân Đồng Luông cho chúng tôi biết, khèn, sáo, đàn môi… giờ đa phần đã bỏ rồi, không còn ai muốn chơi nữa đâu. Ở Đồng Luông này chỉ có nhà ông Lý Văn Giàng ở Pác Giàng là còn giữ thôi, còn kèn lá chắc chỉ có con trai ông Ngô Phình là còn biết; mà giờ cũng chẳng ai còn thuộc dân ca Mông nữa. Thay vì hát dân ca, chơi nhạc cụ dân tộc, người Mông ở Đồng Luông giờ chuyển sang chơi đàn Oóc-gan, hát nhạc mới và thánh ca, ông Hờ cho biết thêm. Bản thân ông Hờ cũng đã bỏ khèn, bỏ sáo mấy chục năm nay. Khi chúng tôi hỏi, vậy trai gái muốn tìm hiểu nhau, yêu nhau mà không có khèn có sáo, không hát dân ca thì lấy gì tỏ bày, ông cười, có gì đâu, điện thoại cho nhanh à! Cứ Zalo, Facebook rồi nhắn tin cho nhau thôi, vừa nhanh vừa đỡ mất thời gian. Rời nhà ông Hờ, chúng tôi tìm đến một vài hộ dân gần đó, tất cả đều có cùng suy nghĩ như ông Hờ.

Cả một dải non trập trùng hoa cỏ, cả một không gian lãng mạn tình thơ mà thiếu vắng những âm sắc của khèn Mông, của sáo và tiếng kèn lá réo rắt gọi bạn tình thì quả là một sự hẫng hụt cho du khách khi đặt chân lên đất này. Có thể nói đó là điều hết sức đáng tiếc. Những vùng du lịch khác trong tỉnh, như hồ Ba Bể chẳng hạn, cũng là làm du lịch nhưng đồng bào Tày ở Ba Bể đã biết tận dụng thế mạnh văn hóa địa phương khi lập nên những đội văn nghệ thôn bản phục vụ khách du lịch và nhận được sự hài lòng từ du khách. Thực tế cho thấy, tại các vùng đồng bào Mông của các huyện như Ba Bể hay Pác Nặm cũng đã từng có hiện tượng đồng bào Mông bỏ khèn, bỏ sáo song nhờ có những người Mông tâm huyết với các âm sắc của dân tộc mình kiên trì động viên, khuyến khích, tập hợp, truyền dạy và thành lập nên các câu lạc bộ nhằm bảo tôn và phát triển nhờ đó mà khèn Mông ở các vùng này đã không bị mai một.

Tiếng sáo, tiếng khèn... ở Đồng Luông đang ngày càng vắng lặng. (Ảnh minh họa) Tiếng sáo, tiếng khèn... ở Đồng Luông đang ngày càng vắng lặng. (Ảnh minh họa)

Đem câu chuyện Đồng Luông, chúng tôi trao đổi cùng ông Lâm Tiến Anh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Mới, ông cho biết: Về công tác bảo tồn cũng như phát triển khèn Mông và một số nhạc cụ truyền thống khác tại Đồng Luông, theo ông Lâm Tiến Anh hiện hết sức khó khăn vì không có kinh phí, do đó cũng chưa thể có bất kỳ cuộc điều tra xã hội học nào để đánh giá về nhu cầu, nguy cơ và mức độ mai một của các nhạc cụ truyền thống này.

Có thể khẳng định tiếng sáo, tiếng khèn, những làn điệu dân ca Mông… ngoài giá trị văn hóa cốt lõi làm nên bản sắc tộc người còn góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế- văn hóa tại địa phương. Nhất là khi Đồng Luông giờ đây đã được du khách biết đến nhiều hơn với những bạt ngàn hoa khoe sắc vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Du lịch tại Đồng Luông sẽ có sức hút lớn hơn nếu biết bảo tồn, phát huy và khai thác những thế mạnh đó. Để làm được điều này, đảng bộ, chính quyền địa phương cùng các sở, ngành liên quan cần sớm có đề án, kế hoạch cụ thể trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của đồng bao Mông nơi đây để tiếng sáo, tiếng khèn sẽ không mãi là một nốt lặng trên những đỉnh núi mùa xuân.

Khèn, sáo, đàn môi… giờ đa phần đã bỏ rồi, không còn ai muốn chơi nữa đâu. Ở Đồng Luông này chỉ có nhà ông Lý Văn Giàng ở Pác Giàng là còn giữ thôi, còn kèn lá chắc chỉ có con trai ông Ngô Phình là còn biết; mà giờ cũng chẳng ai còn thuộc dân ca Mông nữa”. (Ông Dương Văn Hờ, ở Đồng Luông, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn).

HOÀNG CHIẾN THẮNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 4 giờ trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.